Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

0:00 / 0:00
0:00

Nếp Tan ở xã Tú Lệ nằm trong tốp đầu những loại gạo nếp ngon nhất cả nước. Theo các cao niên ở đây cho biết, không nơi nào cấy loại lúa này mà cho được thứ gạo thơm, dẻo như vùng thung lũng Tú Lệ.

den-mau-be-anh-anh-ghep-thoi-trang-sac-dep-cong-dong-anh-bia-facebook-6.png

Nếp Tan ngon bởi được cấy ở vị trí địa lý nằm gọn giữa ba ngọn núi cao nên biên độ dao động nhiệt độ trong ngày lớn, thời gian đêm dài hơn ngày; trên một nền đất hiếm, tầng phong hóa mỏng, nồng độ kali cao, lại được tưới mát từ nguồn nước suối Ngòi Hút, Nậm Lung; cấu tạo của đất tơi xốp, dễ thấm nước và khí hậu trong lành, thuận lợi cho cây lúa phát triển tự nhiên. Đó còn bởi sự nâng niu bảo tồn giống lúa quý, sự dày công chăm sóc từ lúc cấy cho đến thu hoạch theo hướng an toàn của đồng bào Thái nơi đây.

Những ngày này, từ sáng sớm, nông dân vùng nếp Tú Lệ đã nô nức xuống đồng. Khoảng 5 năm trở lại đây, giống nếp Tan đã được đại bộ phận người dân canh tác theo hướng hữu cơ, không những an toàn cho sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, mà còn đem lại thu nhập cao hơn hẳn.

Chị Hoàng Thị Liên ở thôn Nà Lóng chia sẻ: Nếp Tú Lệ năng suất không cao, chỉ đạt 40-42 tạ/ha nhưng giá bán khá cao. Vụ trước, gia đình thu về hơn 18 triệu đồng.

Được biết, gia đình chị Liên có 5 sào ruộng, đều cấy giống nếp Tan bản địa vào mỗi vụ mùa. Chị Liên cũng là một trong 200 hộ dân liên kết với HTX Dịch vụ nông nghiệp Tú Lệ để sản xuất theo quy chuẩn của HTX và được HTX bao tiêu sản phẩm với giá từ 20 - 25 nghìn đồng/kg, cao hơn giá thóc bình quân từ 2 - 7 nghìn đồng/kg.

"Chúng tôi được “cầm tay chỉ việc” để thực hiện quy trình sản xuất theo hướng an toàn từ phương pháp theo dõi, ghi chép nhật ký, hạch toán sản xuất, hướng dẫn an toàn lao động và phương pháp quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...”- chị Liên cho biết thêm

Sản phẩm bán được giá cao, được bao tiêu ổn định, nông dân Tú Lệ đã chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, quan tâm chăm sóc, nâng cao năng suất bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Cơ sở hạ tầng cũng được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng, ổn định tưới tiêu cho vùng sản xuất và bảo tồn chất lượng giống bản địa; đồng hành với người dân hình thành vùng sản xuất tập trung nếp Tú Lệ có diện tích trên 100 ha của hiện tại. 50% diện tích này được sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu giống đến liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm để chế biến, đóng gói và bán đến tay người tiêu dùng.

Sản phẩm gạo nếp Tan Tú Lệ được người tiêu dùng đón nhận rất tích cực. Thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích, hướng dẫn người dân mở rộng vùng nguyên liệu lúa nếp an toàn theo chuỗi giá trị, ứng dụng các công nghệ tiên tiến đảm bảo sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng, sạch và an toàn.

Ông Đinh Khánh Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ

Không chỉ riêng vùng nếp Tú Lệ, các vùng gạo đặc sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay cũng đều được quan tâm phát triển theo hướng tương tự, thể hiện rõ sự vào cuộc của doanh nghiệp, Nhà nước và nông dân.

Theo đó, chính quyền địa phương đã tập trung hướng dẫn, khuyến khích người dân thay đổi thói quen sản xuất theo hướng hàng hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để có điều kiện liên kết sản xuất lớn. Cùng với đó, tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác nông nghiệp, tiếp cận nhanh, thuận lợi các nguồn hỗ trợ nhằm phát huy tiềm lực về đất đai, tài chính, khoa học - kỹ thuật để phát triển thị trường, tham gia chặt chẽ, hiệu quả vào lộ trình xây dựng thương hiệu nông sản.

den-mau-be-anh-anh-ghep-thoi-trang-sac-dep-cong-dong-anh-bia-facebook-4.png

Đến nay, tỉnh Lào Cai đã có gần 6.000 ha lúa đặc sản, tiêu biểu có thể kể đến: vùng trồng lúa Séng cù ở các xã, phường Bản Xèo, Nghĩa Lộ, Khao Mang, Mường Khương, Trịnh Tường… có diện tích trên 3.000 ha; vùng nếp Khẩu Tan Đón ở xã Dương Quỳ với diện tích 90 ha; vùng nếp Lào Mu, xã Lâm Thượng với diện tích 60 ha; vùng Chiêm hương trên cánh đồng một giống Đại - Phú - An với diện tích trên 500 ha; vùng lúa Khẩu Mẹo, Khẩu Nậm Xít ở xã Bắc Hà, Bản Liền với diện tích 457 ha…

Cơ bản các vùng lúa gạo đặc sản đều đã được tỉnh quan tâm xác lập quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, đưa các sản phẩm gạo địa phương vươn ra các thị trường lớn. Các doanh nghiệp, HTX cũng đã tham gia hiệu quả vào việc hình thành, duy trì mối liên kết theo chuỗi giá trị, nâng tầm sản phẩm lúa gạo ở nhiều mặt, cả về chất lượng lẫn hình thức, mẫu mã, bao bì.

Toàn tỉnh hiện có 21 sản phẩm gạo đạt sản phẩm OCOP 3 sao trở lên, chưa kể còn có các sản phẩm chế biến từ các giống gạo đặc sản, như: xôi, bánh chưng, bánh giầy, cốm, rượu… Các sản phẩm này đều đã hoàn thiện được bao bì, logo, nhãn, mác, truy xuất nguồn gốc, được người tiêu dùng cả nước đón nhận tích cực.

Chị Phạm Thị Hảo, Giám đốc HTX Nông nghiệp Hảo Anh, phường Lào Cai chia sẻ: Năm 2022, HTX có 2 sản phẩm đạt OCOP 3 sao là gạo Séng cù và gạo lứt Séng cù. Không dừng lại ở đó, HTX tiếp tục nâng cấp sản phẩm, tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, kinh doanh sản phẩm; hỗ trợ giống, phân bón, quy trình kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm thóc Séng cù cho người dân.

HTX đã xây dựng vùng nguyên liệu với trên 60 hộ cấy lúa Séng cù theo tiêu chuẩn VietGAP, tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, góp phần giúp người dân tăng thu nhập, yên tâm sản xuất, giữ gìn giống lúa của địa phương. Sản phẩm đã cung cấp đến nhiều siêu thị, đại lý, công ty phân phối lớn. Năm 2025, 2 sản phẩm gạo Séng cù và gạo lứt Séng cù của HTX đã được nâng hạng lên OCOP 4 sao.

den-mau-be-anh-anh-ghep-thoi-trang-sac-dep-cong-dong-anh-bia-facebook-2.png

Một số đơn vị còn mạnh dạn đầu tư, đưa hệ thống máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất, như: máy xay xát, máy sấy, máy tách màu... Anh Cao Xuân Diễn, Giám đốc HTX Tiên Phong ở xã Bản Xèo cho biết: HTX đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng cho dây chuyền xay xát gạo hiện đại, có khả năng tự động loại bỏ các hạt lỗi, đen đầu; phân loại hạt bằng máy tách công nghệ ánh sáng giúp gạo hạn chế bị gãy và đều hạt hơn, giữ được lớp vỏ cám giàu dinh dưỡng để đóng gói và cung cấp ra thị trường với những sản phẩm đảm bảo về hình thức và chất lượng cao.

Có thể khẳng định, hợp nhất 2 tỉnh Lào Cai – Yên Bái đồng nghĩa với việc hợp nhất hai "vựa lúa" đặc sản trứ danh của vùng Tây Bắc với cơ cấu giống, chủng loại đa dạng và mang những màu sắc văn hoá độc đáo, riêng biệt của từng vùng đất, từng dân tộc.

Tiềm năng ấy là cơ sở để tỉnh có những bước đi chiến lược trong thời gian tới, tối ưu hóa các nguồn lực, kết hợp giá trị tinh hoa truyền thống dân tộc với khoa học công nghệ, quy hoạch các vùng sản xuất lúa chuyên canh lớn hơn, đồng bộ hơn, đáp ứng nhiều phân khúc thị trường hơn. Từ đây, gạo đặc sản Lào Cai tự tin có thể trở thành thương hiệu nông sản vùng miền, tự hào mang hương vị đất trời Tây Bắc đến mọi miền Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 16/7, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa, nắm bắt tiến độ và đối thoại trực tiếp với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại các xã Khánh Hòa, Mường Lai và Lục Yên.

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) ĐÃ VÀ ĐANG TRỞ THÀNH LĨNH VỰC CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA NÓI CHUNG, ĐỊA PHƯƠNG NÓI RIÊNG. TẠI LÀO CAI, THỊ TRƯỜNG TMĐT NGÀY CÀNG ĐƯỢC MỞ RỘNG, VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG, NHIỀU ĐỐI TƯỢNG THAM GIA. VẤN ĐỀ NÀY ĐẶT RA NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ, ĐÒI HỎI CẦN CÓ GIẢI PHÁP KỊP THỜI VÀ PHÙ HỢP, TRÁNH THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản xuất lúa, Hà Nội đẩy mạnh phát triển vùng trồng tập trung theo hướng an toàn VietGAP, hữu cơ. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất sản phẩm an toàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu.

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn là nơi lưu giữ đa dạng sinh học phong phú bậc nhất khu vực Tây Bắc, với hàng nghìn loài động, thực vật quý hiếm, nhiều loài đặc hữu. Những năm qua, với nỗ lực của ngành chức năng và chính quyền địa phương, công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn có chuyển biến tích cực, khẳng định vai trò rừng đặc dụng trong chiến lược phát triển bền vững.

Đề xuất bán chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Đề xuất bán chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc, đề xuất áp dụng thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp Capital Gain Tax (CGT) - tức chỉ thu thuế khi nhà đầu tư có lãi từ giao dịch chuyển nhượng chứng khoán.

Chủ tịch nước Lương Cường: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển

Chủ tịch nước Lương Cường: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển

Chiều 15-7, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III), thành phố Hải Phòng phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề “Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới” tại Trung tâm Hội nghị biểu diễn thành phố.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc quyết liệt chỉ đạo, gỡ "nút thắt" cho Dự án đường dây 500kV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc chỉ đạo giải quyết dứt điểm các "điểm nghẽn", đẩy nhanh tiến độ Dự án đường dây 500kV

Ngày 15/7, đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã có buổi kiểm tra thực địa và làm việc tại các xã Cảm Nhân, Yên Thành và xã Thác Bà nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc kiểm tra tiến độ Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc kiểm tra tiến độ Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 15 tháng 7, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã trực tiếp đi kiểm tra thực địa tại các vị trí móng cột đang gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng và thi công thuộc Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua hai xã Cảm Nhân và Yên Thành. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ban Quản lý điện 1 và chính quyền địa phương.

fb yt zl tw