Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Văn Bàn nâng tầm sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương

Văn Bàn nâng tầm sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương

Tận dụng tiềm năng sẵn có, huyện Văn Bàn đang từng bước nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” không chỉ khai thác lợi thế địa phương mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân.

0:00 / 0:00
0:00

Tại xã Chiềng Ken, cây đại bi - loại cây mọc hoang từ lâu được đồng bào Tày dùng làm thuốc trị cảm cúm, đau bụng, đau đầu… đang từng bước trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế. Nhận thấy tiềm năng từ loại dược liệu quý này, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp An Dược đã nghiên cứu, chế biến ra nhiều dòng sản phẩm như tinh dầu, trà, cao, nước súc miệng… từ lá đại bi.

6.jpg

Hiện nay, Hợp tác xã có 6 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh. Ngoài hệ thống đại lý, sản phẩm còn được quảng bá qua các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, góp phần mở rộng thị trường. Hiện các sản phẩm của đơn vị được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh, mang lại doanh thu trên 2 tỷ đồng mỗi năm.

Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Hợp tác xã còn đặc biệt chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, hiện đơn vị liên kết với 20 hộ dân để trồng, thu hái và sơ chế nguyên liệu, từ đó tạo việc làm thường xuyên và tăng thu nhập cho hàng chục lao động nông thôn.

2-2458.jpg

Không chỉ ở lĩnh vực dược liệu, chương trình OCOP tại Văn Bàn còn thành công trong ngành thực phẩm chế biến với sản phẩm xúc xích của gia đình anh Vũ Hữu Hoàng ở thị trấn Khánh Yên. Được biết, gia đình anh Hoàng có nhiều năm làm nghề chế biến giò, chả, xúc xích từ thịt lợn bản. Với bí quyết riêng, kết hợp công nghệ hiện đại và sự chỉn chu trong từng công đoạn sản xuất, cơ sở đã tạo ra các sản phẩm thơm ngon, an toàn và mang hương vị đặc trưng riêng.

5.jpg
van-ban-nang-tam-san-pham-ocop-tu-loi-the-dia-phuong.jpg

Tính đến nay, huyện Văn Bàn có 30 sản phẩm OCOP (còn thời hạn), các sản phẩm đều là đặc sản địa phương, mang đậm bản sắc vùng cao như: Măng sặt, tinh dầu thảo dược, trà thảo dược, bánh chưng đen, thịt sấy... Sau khi được xếp hạng OCOP, hầu hết sản phẩm đều được cải tiến mẫu mã, bao bì, dán tem truy xuất nguồn gốc, giúp nâng cao giá trị thương mại. Nhiều cơ sở sản xuất ghi nhận doanh thu tăng ít nhất 1,5 lần, tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động nông thôn.

7.jpg
4-6164.jpg

Chương trình OCOP đang từng bước góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Văn Bàn. Với sự đồng hành của chính quyền địa phương và tinh thần chủ động, sáng tạo từ người dân, các sản phẩm OCOP nơi đây ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức cho người nghèo thực hiện giấc mơ “an cư”

Tiếp sức cho người nghèo thực hiện giấc mơ “an cư”

Những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố đang dần hiện hữu, thay thế những mái nhà tạm, dột nát tại nhiều thôn, bản ở huyện Văn Bàn. Đây là kết quả tích cực từ việc triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 27 của Tỉnh ủy Lào Cai về xóa nhà tạm cho hộ nghèo, giúp người dân từng bước hiện thực giấc mơ “an cư”.

Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội: Cơ hội mới trong bối cảnh mới

Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội: Cơ hội mới trong bối cảnh mới

Ngày 27/5, tại Hà Nội, hội thảo “Đầu tư phát triển nhà ở xã hội: Bối cảnh mới, cơ hội mới” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, nhiều vấn đề trọng tâm xoay quanh chiến lược phát triển nhà ở xã hội đã được đặt ra, nhằm tháo gỡ những nút thắt trong cơ chế chính sách, mở ra cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ phân khúc nhà ở xã hội.

Sớm ban hành Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở chuẩn bị Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Sớm ban hành Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở chuẩn bị Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4671/VPCP-CN ngày 27/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các dự án đường sắt trong thời gian tới (Dự án).

Nghị quyết 57: Động lực 'đòn bẩy' cho kinh tế - xã hội

Nghị quyết 57: Động lực 'đòn bẩy' cho kinh tế - xã hội

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt các nghị quyết của Bộ Chính trị diễn ra tuần qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, những đổi mới, cải cách mà chúng ta đang triển khai không chỉ là yêu cầu khách quan của phát triển mà còn là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc. 

[Ảnh] Niềm vui mùa vải chín sớm

[Ảnh] Niềm vui mùa vải chín sớm

Cuối tháng 5, những chùm vải sai trĩu cành bắt đầu ửng đỏ như "thắp lửa" trên các mảnh vườn nằm xen bên những nếp nhà, triền đồi thoai thoải. Người dân xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng) bước vào mùa thu hoạch vải chín sớm với niềm vui rạng rỡ. Vải năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình.

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025

Ngày 26/5, Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khai mạc tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025 Osaka. Đây là lần đầu tiên Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức tại triển lãm này, hứa hẹn tạo điểm nhấn về hình ảnh một Việt Nam đổi mới và hội nhập ở triển lãm có quy mô lớn nhất thế giới.

Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng

Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước đã triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại 163 trạm thu phí với hơn 6 triệu phương tiện đã được dán thẻ và đang thúc đẩy mở rộng dịch vụ thu phí điện tử không dừng tại nhà ga, điểm đỗ xe để tạo thuận lợi cho người dân.

Trở lại vùng lũ A Lù

Trở lại vùng lũ A Lù

Trận mưa lũ lịch sử diễn ra vào tháng 9 năm 2024 đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản, trong đó có xã A Lù, huyện Bát Xát. Sau lũ, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng, người dân vùng lũ xã A Lù đã nỗ lực vươn lên, từng bước khắc phục hậu quả thiên tai, tái thiết lại cuộc sống. Hôm nay, trở lại vùng lũ A Lù, tuy khó khăn vẫn chưa hết, nhưng cuộc sống mới đã bắt đầu.

fb yt zl tw