Chú trọng tư vấn tâm lý học đường

Hiện nay, các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, bạo lực học đường… xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi học sinh. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng tác động không nhỏ đến sự tương tác, sẻ chia, thấu hiểu lẫn nhau giữa học sinh, giáo viên và phụ huynh. Việc xây dựng các mô hình tư vấn tâm lý học đường là giải pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề này.

Phòng tham vấn tâm lý học đường của Trường THCS thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng) được Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế hỗ trợ xây dựng, hoàn thành tháng 8/2023. Phòng mở cửa đón tiếp học sinh cần hỗ trợ từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút vào thứ 3, thứ 5 hằng tuần và tư vấn tâm lý cho học sinh ngoài giờ qua zalo, điện thoại… Đây là nơi học sinh được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư, tình cảm và giải tỏa thắc mắc trong cuộc sống, các vấn đề tâm lý, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Các thành viên tổ phụ trách phòng tham vấn trực luân phiên hằng tuần. Đặc biệt, nhà trường kết hợp giữa tuyên truyền, tham vấn, tư vấn với kỷ luật tích cực. Những học sinh vi phạm nội quy, sau khi tư vấn, nhắc nhở sẽ được giới thiệu đến thư viện của trường để đọc sách giáo dục đạo đức và đúc kết, rút kinh nghiệm cho bản thân.

FD28A044-7C77-47B4-AA2F-E9EA2E24CE58.jpeg

Vận hành phòng tham vấn tâm lý học đường còn có nhóm học sinh nòng cốt phòng, chống bạo lực học đường với 26 thành viên. Được sự hướng dẫn của các thầy cô phụ trách phòng tham vấn tâm lý, nhóm nòng cốt hội ý mỗi tuần 1 lần để trao đổi thông tin, giải đáp những thắc mắc của các bạn học sinh. Nhóm nòng cốt thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường với nhiều hình thức, như thi vẽ tranh theo chủ đề, tuyên truyền trong các buổi hoạt động ngoại khóa, giờ sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ thanh thiếu niên, Câu lạc bộ phát thanh măng non, các giờ học buổi tối của học sinh bán trú, tập và diễn tiểu phẩm… với các nội dung về phòng, chống bạo lực học đường, giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên…

Em Đào Gia Vũ, lớp 7D, Chủ nhiệm Nhóm nòng cốt phòng, chống bạo lực học đường, Trường THCS thị trấn Nông trường Phong Hải cho biết: Chúng em thường xuyên giúp đỡ các bạn gặp khó khăn về tâm lý, sức khỏe, đồng thời cung cấp thông tin tới các giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô trong tổ phụ trách phòng tham vấn tâm lý, giới thiệu các bạn gặp thầy cô khi cần sự hỗ trợ.

Với những giải pháp trên, nhà trường đã kịp thời nắm tâm tư, băn khoăn của tuổi mới lớn, những điều các em quan tâm về các kỳ thi, định hướng nghề nghiệp, những mâu thuẫn với bạn bè để kịp thời giải quyết.

Thầy giáo Trần Đình Cương, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Nông trường Phong Hải.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, toàn ngành hiện có 339/412 cơ sở giáo dục công lập thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường (chiếm 84,3%); 403/412 cơ sở giáo dục công lập có phòng tư vấn tâm lý (chiếm 97,8%), trong đó có 138 trường có phòng tư vấn độc lập (33%); 345/3.413 (10%) giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý được tập huấn, bồi dưỡng cấp chứng chỉ theo quy định tại Thông tư 31/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các tổ tư vấn tâm lý học đường đã tổ chức nói chuyện chuyên đề, phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tư vấn tâm lý cho học sinh. Nhiều trường còn chủ động mời chuyên gia tư vấn tâm lý tổ chức các diễn đàn tư vấn cho phụ huynh, thầy cô và học sinh.

9E0B90CA-DC5F-4332-BDB6-F666AC87CED0.jpeg

Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều đợt kiểm tra chuyên môn, lồng ghép với nội dung kiểm tra công tác an ninh, an toàn, công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong các trường học. Năm 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với lực lượng công an cung cấp danh sách học sinh có biểu hiện, nguy cơ vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông để phối hợp quản lý, thực hiện các biện pháp giáo dục.

C3D9BAB5-0D95-4786-AB33-E09647A71B29.jpeg

Tuy nhiên, công tác tư vấn học đường tại các trường còn gặp nhiều khó khăn do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh đang phát triển mạnh, nhất là cấp tiểu học và THCS.

Theo kết quả khảo sát, 38% học sinh bậc THCS trên địa bàn tỉnh cho biết thi thoảng gặp khó khăn về tâm lý; 35,5% học sinh khó khăn trong học tập; 24,5% học sinh gặp vấn đề liên quan đến các mối quan hệ như tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò; 20,4% học sinh liên quan đến cá nhân như tâm lý tuổi mới lớn, sức khỏe sinh sản vị thành niên, quản lý cảm xúc, kỹ năng sống, bạo lực học đường và 17,6% học sinh liên quan đến định hướng tương lai như phát triển năng khiếu, chọn trường, chọn nghề, sở trường cá nhân.

Ngoài ra, công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường phổ thông hiện vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Áp lực chất lượng giáo dục và thi cử đè nặng lên nhà trường, lao động sư phạm của giáo viên vất vả… Nhận thức của một số cán bộ quản lý về công tác tư vấn tâm lý học đường còn hạn chế, mới chuyên tâm làm tốt công tác chuyên môn. Sự phối hợp của phụ huynh với nhà trường đôi khi không đồng nhất. Trình độ cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ kiêm nhiệm hoạt động tư vấn còn nhiều hạn chế; số cán bộ tư vấn tâm lý chưa có chứng chỉ tư vấn còn nhiều do chưa được tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức theo quy định tại Thông tư 31, do các đơn vị chưa bố trí được nguồn kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng. Nhiều cơ sở không có đủ phòng học nên rất khó khăn trong việc bố trí phòng tư vấn tâm lý riêng…

F14DF098-A37A-4339-ADFC-B7C34BE83DCC.jpeg

Hoạt động tư vấn tâm lý học đường thật sự cần thiết trong mỗi nhà trường, cần được quan tâm đúng mức và mang tính chuyên nghiệp hơn nhằm giúp phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp kịp thời đối với những học sinh gặp khó khăn về tâm lý, đồng thời giúp các em tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giải “bài toán” thiếu giáo viên

Giải “bài toán” thiếu giáo viên

Năm học 2024 - 2025 đã bắt đầu, ngoài việc chuẩn bị trang - thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực năm học mới.

Thành phố Lào Cai sáp nhập một số trường học trên địa bàn

Thành phố Lào Cai sáp nhập một số trường học trên địa bàn

Việc thực hiện sáp nhập đảm bảo phù hợp với chủ trương quy hoạch mạng lưới trường lớp và Đề án điều chỉnh quy hoạch địa giới hành chính của thành phố, giúp tinh gọn bộ máy, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Sẵn sàng đội ngũ giáo viên đáp ứng Chương trình mới

Sẵn sàng đội ngũ giáo viên đáp ứng Chương trình mới

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 4/2024, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông. Cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn giảng dạy trong cùng một cấp học và giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.

Chung tay vì học sinh nghèo

Chung tay vì học sinh nghèo

Trước thềm năm học mới, các hoạt động tiếp sức đến trường được nhiều địa phương, đơn vị triển khai thực hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Những bộ sách giáo khoa, suất học bổng, bộ quần áo mới được trao đến học sinh với mong muốn góp phần san sẻ khó khăn và chắp cánh ước mơ cho các em trên con đường chinh phục tri thức.

Quyết định cấp 1060 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Quyết định cấp 1060 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Hội Khuyến học tỉnh vừa ban hành các quyết định về việc cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó ở các địa phương, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã, thành phố và Trường Cao đẳng Lào Cai.

fbytzltw