Chính thức phát hành Sách trắng Thể thao điện tử Việt Nam 2021

Ngày 10/06/2021, Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) chính thức phát hành “Sách trắng Thể thao điện tử Việt Nam 2021”.

Đây là năm đầu tiên VIRESA phối hợp với Appota eSports phát hành tài liệu thường niên nhằm cung cấp các thông tin quan trọng trong lĩnh vực thể thao điện tử để giúp các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có thể hoạt động một cách hiệu quả, thúc đẩy phát triển môi trường thể thao điện tử chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Chính thức phát hành Sách trắng Thể thao điện tử Việt Nam 2021.

Chính thức phát hành Sách trắng Thể thao điện tử Việt Nam 2021.

Sách trắng Thể thao điện tử Việt Nam 2021 cung cấp cho người đọc những nội dung chính như sau:

-        Thể thao điện tử trên thế giới.

-        Bức tranh thể thao điện tử Việt nam.

-        Phân tích chuyên đề.

Thể thao điện tử, hay còn gọi là eSports (electronic sports), chính là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển về độ phủ và doanh thu của mảng trò chơi điện tử tại Việt Nam và trên thế giới.

Trước năm 2020, thị trường eSports thế giới phát triển mạnh với mức tăng trưởng hàng năm đạt 10 - 15%. Đặc biệt, năm 2019, doanh thu toàn thị trường vượt mốc 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, Newzoo đã đưa ra mức dự báo doanh thu ngành chỉ đạt 950,3 triệu USD và chịu mức tăng trưởng âm trong năm 2020.

Tại Việt Nam, năm 2020 tiếp tục là một cột mốc huy hoàng của eSports khi số lượng người chơi ngày càng tăng với gần 18 triệu người. Đây cũng là năm đánh dấu việc đưa thể thao điện tử trở thành bộ môn thi đấu chính thức tại SEA Games 31, được tổ chức tại Việt Nam. Tất cả những điều trên đã chứng minh thể thao điện tử ngày càng nhận được sự chú ý và sự công nhận một cách chính danh từ cộng đồng.

Thể thao điện tử đang trở thành hình thức giải trí phổ biến

Thể thao điện tử tại Việt Nam phát triển mạnh trong năm 2020 và trở thành một hình thức giải trí phổ biến trong giai đoạn đại dịch Covid-19 hoành hành. 80% người chơi cho rằng họ đã dành nhiều thời gian tiếp xúc với các nội dung eSports hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội. Theo đó, 52,5% chơi các trò chơi eSports hàng ngày với thời gian trung bình là 2 giờ 55 phút.

Các nền tảng phát sóng cũng ghi nhận sự tăng trưởng đột biến đối với các nội dung eSports. Điển hình, số lượt xem trên Facebook Gaming tăng 81,37% trong giai đoạn đại dịch Covid-19, lượt tương tác và độ phủ cũng tăng lần lượt 50% và 79,6%.

Cùng với đó, lượng người xem và tiêu thụ các nội dung số tăng trưởng đột biến trong năm qua cũng là một điểm sáng mà Covid-19 đem lại. Cụ thể, lượt xem trên Youtube Việt Nam của một số giải đấu lớn như AWC 2020 đạt tới 109 triệu lượt xem, cao gấp đôi so với năm 2019.

Ảnh hưởng của Covid-19 tới cách vận hành của thể thao điện tử

Đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội khiến thể thao điện tử phải có bước chuyển mình để tiếp tục duy trì hoạt động trong năm vừa qua. Các đơn vị trong ngành ít nhiều đều chịu những tổn thất về tài chính khi các giải đấu buộc bị hoãn hoặc chuyển sang hình thức thi đấu trực tuyến. Điều này đồng nghĩa với việc không còn các sự kiện trực tiếp cũng như không còn khán giả đến sân thi đấu. Các đội tuyển buộc phải thi đấu từ xa và khâu tổ chức giải đấu đã có nhiều thay đổi để phù hợp với đối tượng khán giả xem online 100% cũng như việc các vận động viên không tập trung tại một điểm.

Với đặc tính vận hành online, người chơi chỉ cần sử dụng thiết bị kết nối như điện thoại thông minh, PC hoặc console cùng đường truyền internet, eSports vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù có rất nhiều thay đổi và hạn chế. Trong đó, điện thoại thông minh đã trở thành thiết bị chơi eSports phổ biến nhất trong cộng đồng Việt Nam hiện nay khi chiếm tới 58,3%, theo sau đó là PC/Laptop với 39,5%.

Các chuyên gia trong ngành nhận định rằng Covid-19 đem đến cả mặt tích cực lẫn tiêu cực cho thể thao điện tử. Dù các sự kiện hay các giải đấu trực tiếp đã bị huỷ bỏ, lượng tiêu thụ các nội dung trực tuyến và kỹ thuật số vẫn tăng lên, dẫn đến tỷ lệ tương tác cao hơn trong thị trường. Giống như bất cứ ngành công nghiệp phát triển ở tốc độ cao nào khác, điều này có nghĩa các cơ hội kinh doanh mới đang mở ra và đầy tiềm năng đối với eSports.

Trước nhiều biến động, nhu cầu tra cứu dữ liệu và thông tin chính thống về thể thao điện tử đã trở nên cấp thiết hơn khi ngành công nghiệp này phát triển rộng rãi. Bên cạnh đó, “Sách trắng Thể thao điện tử Việt Nam 2021” cũng mang đến những chuyên đề mang tính thời sự như: Thể thao điện tử song hành cùng chuyển đổi số; Nền kinh tế thể thao điện tử; 5G và tương lai của thể thao điện tử; Chặng đường tới SEA Games 31 của thể thao điện tử Việt Nam; Phong trào thể thao điện tử trong cộng đồng sinh viên./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã

Cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã

Là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, tuy nhiên công tác chuyển đổi số các hợp tác xã thời gian qua vẫn còn chậm, chưa xứng với tiềm năng, kỳ vọng. Việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã đang là bài toán cần sự tham gia của các Bộ ngành, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước.

AI góp phần thay đổi diện mạo ngành truyền thông

AI góp phần thay đổi diện mạo ngành truyền thông

Theo báo cáo của một nhóm chuyên gia thuộc Tân Hoa xã công bố ngày 14/10, trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi diện mạo của ngành truyền thông báo chí, đem đến các động lực sản xuất mới, nâng cao trải nghiệm người dùng và mang lại triển vọng đầy hứa hẹn cho ngành.

Đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với tỉnh Lào Cai

Đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với tỉnh Lào Cai

Chiều 14/10, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc với tỉnh Lào Cai.

Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với ngành thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai

Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với ngành thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai

Sáng 14/10, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số làm Trưởng đoàn đã làm việc với ngành thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai.

Lào Cai ban hành đề án về phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số

Lào Cai ban hành đề án về phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số

Ngày 11/10/2024, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định 2594/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai năm 2025. Việc ban hành đề án là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm của chính quyền, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Cảnh báo 4 lỗ hổng an ninh mạng nguy hiểm đe dọa hệ thống thông tin tại Việt Nam

Cảnh báo 4 lỗ hổng an ninh mạng nguy hiểm đe dọa hệ thống thông tin tại Việt Nam

Hiện nay, các lỗ hổng bảo mật ngày càng gia tăng và đe dọa sự ổn định của các hệ thống thông tin quan trọng, không chỉ với các tổ chức quốc tế mà còn đặc biệt nguy hiểm với các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, 4 lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng nhất, từ các thiết bị IoT đến mã độc thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang gây sự chú ý trong năm nay.

"Thể chế thông thoáng - hạ tầng thông suốt - nhân lực thông minh" khi thực hiện chuyển đổi số

"Thể chế thông thoáng - hạ tầng thông suốt - nhân lực thông minh" khi thực hiện chuyển đổi số

Sáng 12/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới điểm cầu của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi "xanh" với ngành đường sắt Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi "xanh" với ngành đường sắt Việt Nam

Thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, các tiện ích “Xanh” cho hành khách và cán bộ nhân viên của ngành đường sắt, Vingroup và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ cùng phối hợp truyền thông, quảng bá các hành trình du lịch, điểm đến trên khắp cả nước; góp phần hiện thực cam kết Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

fbytzltw