Chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ đang gặp khó

Phát biểu với báo giới trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - ASEAN do Mỹ đăng cai lần đầu tiên, diễn ra từ ngày 1 đến 3-4 tại Hawaii, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của chiến lược tái cân bằng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chiến lược này đang gặp nhiều trở ngại về tài chính.

Chuyển tư thế chiến đấu

Ông C.Hagel nêu rõ hội nghị và toàn bộ chương trình nghị sự một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách tái cân bằng chiến lược của Mỹ và khẳng định các cam kết của Washington đối với các nước đồng minh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Mỹ sẽ bán hoặc loại hàng ngàn xe thiết giáp để giảm bớt việc cất giữ mất nhiều diện tích trong các kho chứa của Bộ Quốc phòng.

Mỹ sẽ bán hoặc loại hàng ngàn xe thiết giáp để giảm bớt việc cất giữ mất nhiều diện tích trong các kho chứa của Bộ Quốc phòng.

Hội nghị cũng là cơ hội để các nước thảo luận cụ thể về một số vấn đề mà Mỹ đang can dự với khu vực, các thách thức an ninh cũng như những vấn đề ảnh hưởng tới hòa bình, thịnh vượng và tương lai của châu Á - Thái Bình Dương. Bộ trưởng Hagel khẳng định Mỹ chủ trương tiếp tục xây dựng quan hệ với các nước trong khu vực.

Người phát ngôn của Lầu Năm Góc, Chuẩn Đô đốc John Kirby, cho biết, hội nghị lần này sẽ xác định các cách thức tăng cường hợp tác an ninh đa phương trong khu vực và xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn giữa các cơ quan quân sự và dân sự để cải thiện công cuộc trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Theo nhận định của hãng tin AP, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - ASEAN là một phần trong các nỗ lực không ngừng của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường và mở rộng sự hiện diện cũng như hoạt động quân đội Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Lầu Năm Góc đang tập trung vào sự chuyển đổi sang hình thức chiến đấu linh hoạt hơn, xem nhẹ các căn cứ cố định và chú trọng vào các đơn vị phản ứng nhanh nhẹ nhàng hơn.

Ngoài ra, Mỹ nhấn mạnh vào việc triển khai các lực lượng tác chiến đặc biệt như một phần của các hoạt động chống khủng bố ở Philippines , Thái Lan và Indonesia

Tiêu tốn tiền tỷ

Phần lớn tương lai của Lầu Năm Góc ở châu Á tập trung vào “không - hải chiến”, một kế hoạch chung hợp nhất giữa lực lượng hải - không quân của Mỹ ra mắt vào năm 2010 với mục tiêu cụ thể là ngăn chặn các quốc gia thù địch tiếp cận hải phận và không phận của khu vực Thái Bình Dương.

Lục quân Mỹ cũng đã đề xuất sáng kiến “Các tuyến đường Thái Bình Dương” (Pacific Pathways) của riêng mình, với mục đích là chuyển đổi một lực lượng chủ yếu trên đất liền thành một lực lượng viễn chinh hàng hải có khả năng cạnh tranh trực tiếp với lính thủy đánh bộ.

Tuy nhiên, các kế hoạch này rất tốn kém, chẳng hạn như việc mở rộng căn cứ quân sự Guam hiện giờ ước tính khoảng 8,6 tỷ USD (hoặc nhiều hơn), với chỉ khoảng 3 tỷ USD do Nhật Bản đóng góp. Theo như Lầu Năm Góc ước tính, tổng chi phí cho việc tái bố trí lực lượng lính thủy đánh bộ có thể lên tới 12 tỷ USD.

Cũng theo đánh giá của Lầu Năm Góc, việc thực hiện các kế hoạch luân chuyển binh sĩ và vũ khí, trang thiết bị trên toàn cầu, sau đó tìm kiếm các địa điểm đồn trú và xây dựng hệ thống kho bãi bảo đảm các nguồn cung cấp hậu cần rất phức tạp.

Lục quân Mỹ cũng sẽ điều động khoảng 91.000 binh sĩ và nhân viên dân sự đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm tăng cường nhân lực và hỗ trợ 8 lữ đoàn chiến đấu, 12 trận địa tên lửa Patriot và các lực lượng khác.

Một báo cáo của lục quân Mỹ đề cập đến các ưu tiên trang bị của lục quân giai đoạn 2013-2016 thừa nhận, do các cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, một số chủng loại vũ khí, trang thiết bị của lục quân trở nên lạc hậu và khó có thể đáp ứng các yêu cầu tác chiến hiệu quả cao khi lục quân điều chỉnh lực lượng trong tương lai.

Hiện nay, lục quân và hải quân Mỹ đang thực hiện một dự án nhằm tiết kiệm tiền bạc quy mô lớn bằng cách bán hoặc loại bỏ hàng ngàn xe thiết giáp chống phục kích và chống mìn (MRAP) cho các nước đối tác hoặc nước sở tại có nhu cầu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

EU phản ứng trước tuyên bố áp thuế 50% của ông Trump đối với hàng hóa châu Âu

EU phản ứng trước tuyên bố áp thuế 50% của ông Trump đối với hàng hóa châu Âu

Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và đại diện một số quốc gia thành viên đã bày tỏ không hài lòng trước tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc sẽ áp mức thuế 50% đối với hàng hóa châu Âu, đồng thời cảnh báo rằng việc sử dụng biện pháp cưỡng ép có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới tiến trình đàm phán thương mại.

Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria

Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria

Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện đối với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc và mở đường cho đầu tư mới vào quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.

Singapore công bố chính phủ mới

Singapore công bố chính phủ mới

Ngày 21/5, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã công bố nội các cho nhiệm kỳ mới, hơn 2 tuần sau khi ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân trong cuộc tổng tuyển cử 2025.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina đã đăng tải bài viết đặc biệt mang tựa đề “Việt Nam và ánh sáng bất diệt của lòng yêu nước”, khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Người vẫn tiếp tục soi đường cho Cách mạng Việt Nam.

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã đạt được thỏa thuận tạm thời với Anh về vấn đề quốc phòng và an ninh, ngư nghiệp và vấn đề di chuyển của thanh niên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU - Anh diễn ra ngày 19/5. Thỏa thuận tạm thời này được cho là sẽ mở đường cho các doanh nghiệp Anh tham gia vào các hợp đồng quốc phòng lớn của EU.

fb yt zl tw