Hội nghị NATO 2025: Châu Âu đối mặt tối hậu thư từ Mỹ

Hội nghị thượng đỉnh NATO tại The Hague tháng 6 tới đặt châu Âu trước yêu cầu tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục từ chính quyền Trump. Liệu liên minh có thể chịu nổi sức ép này?

Cờ NATO và quốc kỳ các nước thành viên tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ.
Cờ NATO và quốc kỳ các nước thành viên tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ.

Theo cổng phân tích thông tin News.az của Azerbaijan, hội nghị thượng đỉnh NATO tại The Hague vào tháng 6 năm nay đang trở thành tâm điểm chú ý của giới phân tích và chính trị toàn cầu. Không chỉ là một cuộc họp định kỳ, đây còn là nơi các đồng minh châu Âu sẽ đối mặt với áp lực chưa từng có từ Mỹ, đặc biệt là từ chính quyền Tổng thống Donald Trump, về việc tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng. Những yêu cầu này, vốn được Washington xem là "những đòi hỏi" hơn là "gợi ý", đang định hình lại cục diện liên minh quân sự lớn nhất thế giới.

Từ 2% đến 5% GDP

Trước khi nhậm chức và trong suốt giai đoạn đầu nhiệm kỳ đến nay, Tổng thống Trump đã không ngừng kêu gọi các quốc gia thành viên NATO tăng ngân sách quốc phòng. Ông Matt Whitaker, Đại diện thường trực của Mỹ tại NATO, đã xác nhận rằng Tổng thống Trump "đã nói rất rõ ràng rằng các đồng minh châu Âu và Canada hiện cần phải (đóng góp) ngang bằng với Mỹ" trong việc chia sẻ gánh nặng chi tiêu quốc phòng.

Năm 2024, Mỹ chiếm tới 63,7% tổng ngân sách quốc phòng của NATO, tương đương 754,7 tỷ USD trong tổng số 1,18 nghìn tỷ USD. Điều này đặt ra một gánh nặng lớn cho Washington, và ông Trump mong muốn các đồng minh chia sẻ trách nhiệm này.

Ban đầu, mục tiêu 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng đã được các thành viên NATO cam kết vào năm 2023, khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài, và 22 trong số 32 thành viên đã đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, theo ông Trump, mức 2% vẫn là chưa đủ. Vào tháng 1 năm nay, ông thậm chí còn đưa ra con số gây sốc: 5% GDP. Một cảnh báo được đưa ra rõ ràng: nếu các nước NATO không đóng góp công bằng, Mỹ sẽ không còn cảm thấy có nghĩa vụ phải bảo vệ họ.

Thông điệp này được Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tái khẳng định trước cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao NATO vào tháng 4 vừa qua: "Tôi muốn rời Brussels với sự hiểu biết rõ ràng rằng mọi quốc gia NATO đều đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP".

Ngay cả khi Tổng thư ký NATO Mark Rutte thông báo về mức tăng chi tiêu quân sự lớn nhất của liên minh kể từ Chiến tranh Lạnh kết thúc (tăng lên 3% GDP), Tổng thống Trump vẫn chưa hài lòng. Hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại The Hague sẽ đưa ra một mục tiêu mới. Trong khi đó, Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof cũng tiết lộ rằng Tổng thư ký NATO mong đợi các nhà lãnh đạo chuẩn bị tăng chi tiêu quốc phòng lên 3,5% GDP vào năm 2032, cùng với mức tăng thêm 1,5% trong các khoản chi liên quan - tổng cộng chính xác là mục tiêu 5% GDP của Tổng thống Trump.

Nga: Thách thức hay cái cớ?

Điểm đáng chú ý trong chiến lược của chính quyền Trump là sự mâu thuẫn trong lập trường về Nga. Để biện minh cho yêu cầu chi tiêu quốc phòng tăng vọt, ông Trump dựa vào cuộc chiến ở Ukraine, nhưng cũng tìm cách xích lại gần Nga và tuyên bố rằng Moskva "không còn là mối đe dọa nữa". Chính Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã nói rằng Moskva "không có lý do, không có lợi ích - cả về mặt địa chính trị, kinh tế, chính trị hay quân sự - để gây chiến với các nước NATO".

Lập trường này đã làm dấy lên báo động trong số các đồng minh của Mỹ ở châu Âu. Nếu Nga không còn là mối đe dọa, tại sao lại yêu cầu chi tiêu quốc phòng lên tới 5% GDP? Các quan chức NATO bày tỏ sự bối rối, và nhiều người nghi ngờ rằng mục đích thực sự của Tổng thống Trump có thể là làm suy yếu châu Âu về mặt tài chính. Theo hãng tin AP, chính quyền Trump đang cố gắng thuyết phục các đồng minh rằng việc Mỹ tái liên kết với Nga thực sự là vì lợi ích tốt nhất của châu Âu.

Áp lực từ Washington cũng không hề suy giảm. Ngày 17/4, trong cuộc họp với Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tại Nhà Trắng, ông Trump tuyên bố cam kết 2% GDP của Italy là không đủ. Khi bà Meloni đảm bảo sẽ thực hiện cam kết, ông Trump đã ngắt lời, khẳng định "chúng sẽ được tăng lên", ám chỉ mức 2% đã lỗi thời. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cũng hối thúc Pháp và các đồng minh NATO khác "đảm nhận trách nhiệm chính trong việc bảo vệ châu Âu khỏi các mối đe dọa phi hạt nhân".

Tuy nhiên, Đức đã đưa ra quyết định nhanh chóng. Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Johann Wadephul đã tuyên bố sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của Mỹ và tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Marco Rubio tại Antalya vào ngày 15/5.

Cho đến nay, không có quốc gia NATO nào chính thức cam kết đạt mục tiêu 3,5% - chứ đừng nói đến 5% GDP. Các nhà phân tích cho rằng Bỉ, Canada, Croatia, Italy, Luxembourg, Montenegro, Bồ Đào Nha, Slovenia và Tây Ban Nha khó có thể đạt được mục tiêu này. Ví dụ, Tây Ban Nha chỉ được kỳ vọng đạt ngưỡng 2% GDP trong năm nay.

Tóm lại, hội nghị thượng đỉnh tại The Hague sẽ là một phép thử quan trọng để xem các đồng minh NATO sẵn sàng tuân theo ý muốn của Nhà Trắng đến mức nào, và liệu những sức ép này sẽ củng cố hay làm suy yếu liên minh trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động hiện nay.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc bảo vệ di sản văn hóa

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc bảo vệ di sản văn hóa

Công tác bảo vệ di sản văn hóa của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mới, với việc thay đổi chiến lược từ sửa chữa, phục hồi sang phòng ngừa, ngăn chặn xâm hại di sản thông qua các biện pháp phân tích nguy cơ, đánh giá rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng số hóa, tăng cường nghiên cứu khoa học trong công tác bảo vệ di sản, cổ vật.

EU thể hiện thiện chí trong đàm phán thương mại với Mỹ

EU thể hiện thiện chí trong đàm phán thương mại với Mỹ

Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ đến ngày 9/7 - thời hạn cuối cùng của 90 ngày hoãn áp dụng thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành trước đó cho 75 quốc gia và khu vực trong đó có Liên minh châu Âu. Để đẩy nhanh đàm phán, EU hôm qua đã để ngỏ một số thiện chí trong đàm phán với Mỹ.

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hạn chế cấp visa cho sinh viên quốc tế tới Harvard

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hạn chế cấp visa cho sinh viên quốc tế tới Harvard

Theo thông báo từ Nhà Trắng, ngày 4/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hạn chế việc cấp thị thực (visa) cho sinh viên nước ngoài đăng ký học tại Đại học Harvard. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa chính quyền của Tổng thống Trump với ngôi trường danh tiếng có tuổi đời gần 400 năm.

Nắng nóng kỷ lục đầu mùa hè 2025: Báo động đỏ từ biến đổi khí hậu toàn cầu

Nắng nóng kỷ lục đầu mùa hè 2025: Báo động đỏ từ biến đổi khí hậu toàn cầu

Việc các khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á đang đối mặt với đợt nắng nóng gay gắt kỷ lục đầu mùa hè năm 2025 được cho là biểu hiện rõ rệt của biến đổi khí hậu toàn cầu và đưa lại những hệ lụy nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, chuỗi cung ứng thực phẩm và an ninh năng lượng trên thế giới.

fb yt zl tw