Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị liên quan

Ngày 26/5, tại thủ đô Kuala Lumpur, dưới sự chủ trì của Malaysia, quốc gia giữ vai trò Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2025, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan với chủ đề “Bao trùm và Bền vững” đã chính thức khai mạc. 

Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 tại Kuala Lumpur, Malaysia, sáng 26/5/2025.
Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 tại Kuala Lumpur, Malaysia, sáng 26/5/2025.

Tham dự có lãnh đạo các nước ASEAN và Timor Leste, các bộ trưởng và quan chức cấp cao 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao và quan chức cấp cao Timor Leste, Tổng Thư ký ASEAN và các bên liên quan. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phiên khai mạc.

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhiệt liệt chào mừng lãnh đạo các nước thành viên ASEAN và Timor Leste cùng các đoàn đại biểu đến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, bày tỏ niềm vinh dự khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2025, năm có ý nghĩa đặc biệt khi ASEAN kỷ niệm một thập kỷ thành lập Cộng đồng ASEAN, thông qua Tầm nhìn hướng tới tương lai 20 năm tới, đòi hỏi cam kết và quyết tâm chung của toàn khối.

Thủ tướng Anwar cho rằng những cột mốc này mang lại cảm giác lạc quan và tự tin mới cho ASEAN với khả năng phục hồi đáng chú ý trong bối cảnh các diễn biến toàn cầu ngày càng phức tạp, chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy, chủ nghĩa đa phương đang tan rã. Thủ tướng Anwar bày tỏ biết ơn tình hữu nghị giữa các quốc gia thành viên ASEAN tạo nên mặt trận chung để giải quyết những thách thức này. Thủ tướng Anwar cho rằng, đối với ASEAN, hòa bình, ổn định và thịnh vượng phụ thuộc vào một trật tự quốc tế cởi mở, toàn diện, dựa trên luật lệ, với dòng chảy tự do của thương mại và lấy con người làm trung tâm.

Thủ tướng Anwar tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh và khả năng bền bỉ của ASEAN để chống chọi với những cơn gió ngược, vượt qua những thách thức đang phải đối mặt; khẳng định chính ý thức về vai trò trung tâm và niềm tin của ASEAN trong việc tạo dựng tương lai sẽ giúp Khối đi trước một bước. Hội nghị cấp cao ASEAN - Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) và Trung Quốc lần đầu tiên tượng trưng cho sức mạnh gắn kết của các khối khu vực, chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến toàn thế giới. Thủ tướng Anwar khẳng định trước hết ASEAN phải bảo tồn hệ thống đa phương và đảm bảo rằng mô hình địa kinh tế ASEAN-GCC và Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò có ý nghĩa trong việc xây dựng tương lai toàn diện và bền vững hơn cho khu vực và người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste tham dự Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste tham dự Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.

Với tinh thần này, Malaysia, với tư cách Chủ tịch 2025, ủng hộ chủ đề "Bao trùm và Bền vững" - phản ánh nguyện vọng và nghĩa vụ của ASEAN, dựa trên niềm tin rằng tương lai của ASEAN phải dựa trên hai trụ cột song song là tăng trưởng công bằng-bền vững và khả năng phục hồi lâu dài. Những nguyên tắc này phải được đưa vào trọng tâm của chương trình nghị sự và tầm nhìn của ASEAN. Malaysia đánh giá cao sự ủng hộ của tất cả các nước trong việc đoàn kết thúc đẩy tầm nhìn chung.

Năm 2025 đánh dấu lần thứ năm Malaysia đảm nhiệm cương vị chủ tịch ASEAN, sau các nhiệm kỳ trước vào các năm 1977, 1997, 2005 và 2015. Bên cạnh Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46, dấu mốc quan trọng của ASEAN năm nay là tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN - GCC lần thứ hai và Hội nghị Cấp cao ASEAN - GCC và Trung Quốc lần thứ nhất.

Dự kiến, Hội nghị sẽ đón khoảng 1.000 đại biểu với trên 100 phóng viên báo chí trong và ngoài nước đến đưa tin.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw