Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria

Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện đối với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc và mở đường cho đầu tư mới vào quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.

Người dân bán hàng tại chợ ở Damascus, Syria.
Người dân bán hàng tại chợ ở Damascus, Syria.

Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết trong một tuyên bố: "Syria phải tiếp tục nỗ lực để trở thành một quốc gia ổn định và hòa bình, và các hành động hôm nay hy vọng sẽ đưa đất nước vào con đường hướng tới một tương lai tươi sáng, thịnh vượng và ổn định".

Động thái này chính thức hóa một quyết định được Tổng thống Donald Trump công bố vào tuần trước. Trong chuyến công du Trung Đông, ông Trump đã bất ngờ thông báo rằng ông đang dỡ bỏ các lệnh trừng phạt "tàn bạo và tê liệt" thời Assad đối với Syria để đáp lại yêu cầu từ Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia.

Bộ Tài chính cho biết việc dỡ bỏ trừng phạt được áp dụng cho chính phủ mới của Syria với các điều kiện là nước này không cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho các tổ chức khủng bố và đảm bảo an ninh cho các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số. Đồng thời, Bộ Ngoại giao đã ban hành một lệnh miễn trừ cho phép các đối tác và đồng minh nước ngoài tham gia vào công cuộc tái thiết Syria, bật đèn xanh cho các công ty kinh doanh tại nước này.

Ngoại trưởng Marco Rubio cho biết trong một tuyên bố ngày 23/5 rằng lệnh miễn trừ sẽ "tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp điện, năng lượng, nước và vệ sinh, đồng thời cho phép hỗ trợ nhân đạo hiệu quả hơn trên khắp Syria...

Các hành động hôm nay đại diện cho bước đi đầu tiên trong việc thực hiện tầm nhìn của tổng thống về một mối quan hệ mới giữa Syria và Mỹ". Quyết định này sẽ cho phép đầu tư mới vào Syria, cung cấp dịch vụ tài chính và các giao dịch liên quan đến các sản phẩm dầu mỏ của nước này.

Trong động thái phản ứng với quyết định trên, Bộ Ngoại giao Syria đã hoan nghênh việc Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt, đồng thời gọi đây là "bước đi tích cực đúng hướng nhằm giảm bớt những đau khổ về nhân đạo và kinh tế" của quốc gia Trung Đông này.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw