Brazil 'hạ nhiệt' lạm phát thực phẩm nhờ dịch cúm gia cầm

Dịch cúm gia cầm bùng phát tại Brazil khiến xuất khẩu bị đình trệ, tạo ra hiệu ứng nghịch chiều: giá gà trứng trong nước giảm, kéo lùi lạm phát thực phẩm vốn đang leo thang.

Dịch cúm gia cầm mới đây tại bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, đang khiến ngành chăn nuôi và thị trường thực phẩm nước này rúng động. Tuy nhiên, trong một nghịch lý thú vị, lệnh cấm xuất khẩu gia cầm từ các đối tác lớn lại đang góp phần làm dịu đi áp lực lạm phát giá thực phẩm trong nước.

Kể từ khi ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại một trang trại gia cầm trong tuần qua, hàng loạt quốc gia như Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Mexico, Argentina và Chile đã lập tức áp đặt lệnh tạm dừng nhập khẩu gia cầm từ Brazil. Điều này đã khiến nguồn cung gia cầm xuất khẩu – chiếm tới 1/3 sản lượng toàn quốc – bị "kẹt" lại, dồn về thị trường nội địa.

Brazil là quốc gia xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới, đóng góp khoảng 14% tổng sản lượng toàn cầu.
Brazil là quốc gia xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới, đóng góp khoảng 14% tổng sản lượng toàn cầu.

Brazil là quốc gia xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới, đóng góp khoảng 14% tổng sản lượng toàn cầu. Việc gián đoạn xuất khẩu bất ngờ đã khiến nguồn cung trong nước vượt cầu, đẩy giá gà và trứng giảm nhẹ – một tín hiệu tích cực hiếm hoi trong bối cảnh giá thực phẩm tại đây tăng cao suốt thời gian qua.

Theo cơ quan thống kê Brazil, trong vòng 12 tháng qua, lạm phát thực phẩm tăng 7,8%, góp phần đẩy chỉ số giá tiêu dùng lên 5,5%. Riêng mặt hàng trứng và gia cầm tăng 12,3%, khiến bữa ăn của người dân ngày càng đắt đỏ. Giờ đây, nhờ tác động phụ từ dịch cúm gia cầm, người tiêu dùng Brazil tạm thời có thể mua gà và trứng với giá dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, "cơn mưa giảm giá" này chỉ mang tính ngắn hạn. Ông José Carlos Hausknecht – chuyên gia tại công ty tư vấn MB Agro – nhận định rằng việc dư thừa nguồn cung nội địa có thể gây khó khăn lớn cho các tập đoàn sản xuất lớn như BRF SA và JBS SA. "Nếu lệnh cấm kéo dài, một số sản phẩm có thể tìm đầu ra thay thế, nhưng phần lớn sẽ buộc tiêu thụ trong nước. Điều này không bền vững", ông nói.

Hơn nữa, nếu giá gà giảm xuống dưới mức chi phí sản xuất, người chăn nuôi sẽ giảm đàn, kéo theo nguồn cung thu hẹp trong trung hạn – lúc đó, áp lực tăng giá có thể quay trở lại.

Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) đã khuyến cáo Brazil áp dụng mô hình "khoanh vùng dịch" – nghĩa là chỉ áp dụng biện pháp kiểm dịch ở các vùng có dịch thay vì trên toàn quốc. Đây là phương án cân bằng giữa chống dịch hiệu quả và duy trì dòng chảy thương mại.

Ông Adenauer Rockenmeyer, nhà kinh tế học thuộc Hội đồng Kinh tế Khu vực Sao Paulo, cho biết: "Tác động giảm phát này sẽ rất khiêm tốn. Nếu dịch lây lan sang các trang trại khác và phải tiêu hủy gia cầm diện rộng, giá cả không những không giảm mà còn tăng vọt, thậm chí gây khủng hoảng thị trường thực phẩm".

Chính phủ Brazil đang khẩn trương triển khai các biện pháp khoanh vùng và khôi phục niềm tin của các đối tác nhập khẩu. Thành bại của những nỗ lực này sẽ là yếu tố then chốt quyết định liệu cú sốc cúm gia cầm lần này chỉ là một "nốt trầm" nhất thời hay là mồi lửa châm ngòi cho cuộc khủng hoảng giá thực phẩm tiếp theo.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina đã đăng tải bài viết đặc biệt mang tựa đề “Việt Nam và ánh sáng bất diệt của lòng yêu nước”, khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Người vẫn tiếp tục soi đường cho Cách mạng Việt Nam.

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã đạt được thỏa thuận tạm thời với Anh về vấn đề quốc phòng và an ninh, ngư nghiệp và vấn đề di chuyển của thanh niên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU - Anh diễn ra ngày 19/5. Thỏa thuận tạm thời này được cho là sẽ mở đường cho các doanh nghiệp Anh tham gia vào các hợp đồng quốc phòng lớn của EU.

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

fb yt zl tw