Chính quyền Trump thu hồi quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa thu hồi quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard, gây tranh cãi trong giới học thuật và làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng đối với giáo dục đại học Mỹ.

Trường đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trường đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo kênh CNN ngày 22/5, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) thông báo Harvard không còn được phép tiếp nhận sinh viên nước ngoài. Những sinh viên quốc tế đang theo học tại trường sẽ buộc phải chuyển sang cơ sở khác nếu muốn duy trì tư cách lưu trú hợp pháp. Bộ trưởng Kristi Noem cho biết quyết định được đưa ra sau khi Harvard từ chối cung cấp hồ sơ hành vi của sinh viên quốc tế theo yêu cầu của DHS.

Trong thư gửi ban lãnh đạo nhà trường, bà Noem cáo buộc Harvard duy trì môi trường học thuật không an toàn, thù địch với sinh viên Do Thái, cổ vũ sự đồng cảm với Hamas và áp dụng chính sách đa dạng, công bằng, hòa nhập (DEI) bị cho là mang tính phân biệt đối xử. Bà cảnh báo đây là thông điệp nghiêm khắc gửi đến toàn bộ hệ thống giáo dục đại học trên toàn quốc.

Phía Harvard bày tỏ quan ngại trước quyết định của chính quyền, cho rằng động thái này có thể ảnh hưởng đến sứ mệnh giáo dục và nghiên cứu của nhà trường, đặc biệt trong bối cảnh cộng đồng học thuật quốc tế hiện đóng vai trò quan trọng. Theo dữ liệu năm học 2024-2025, sinh viên quốc tế chiếm hơn 27% tổng số sinh viên đang theo học tại Harvard, tương đương gần 6.800 người.

Từ Nhà Trắng, người phát ngôn Abigail Jackson tuyên bố việc tuyển sinh sinh viên quốc tế là đặc quyền chứ không phải quyền lợi, đồng thời cáo buộc Harvard cổ súy tư tưởng chống Mỹ và bài Do Thái.

Một số ý kiến trong giới học thuật bày tỏ lo ngại về tác động tiềm tàng của quyết định này đối với giáo dục đại học Mỹ. Giáo sư Jason Furman - nhà kinh tế học tại Harvard và cựu quan chức chính quyền Obama - nhận định biện pháp này có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động nghiên cứu, đổi mới và vị thế quốc tế của các trường đại học. Một số giảng viên cho rằng nếu thiếu sinh viên quốc tế, nhiều phòng thí nghiệm tại Harvard có nguy cơ phải tạm ngưng hoạt động.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina đã đăng tải bài viết đặc biệt mang tựa đề “Việt Nam và ánh sáng bất diệt của lòng yêu nước”, khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Người vẫn tiếp tục soi đường cho Cách mạng Việt Nam.

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã đạt được thỏa thuận tạm thời với Anh về vấn đề quốc phòng và an ninh, ngư nghiệp và vấn đề di chuyển của thanh niên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU - Anh diễn ra ngày 19/5. Thỏa thuận tạm thời này được cho là sẽ mở đường cho các doanh nghiệp Anh tham gia vào các hợp đồng quốc phòng lớn của EU.

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

fb yt zl tw