Thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Ngày 18/5, Giáo hoàng Leo XIV chính thức nhậm chức trong Thánh lễ long trọng tại Vatican thu hút hàng chục nghìn tín hữu và nhiều nguyên thủ quốc gia.

Lễ nhậm chức bắt đầu lúc 10h00 sáng (giờ địa phương), đánh dấu lần đầu tiên Giáo hoàng Leo XIV xuất hiện trên chiếc xe giáo hoàng màu trắng. Ông là vị giáo hoàng đầu tiên đến từ Mỹ và cũng là người mang quốc tịch Peru đầu tiên đảm nhận cương vị này.

Giáo hoàng Leo tại Quảng trường Thánh Peter trước lễ nhậm chức.

Giáo hoàng Leo tại Quảng trường Thánh Peter trước lễ nhậm chức.

Trong số các khách mời tham dự có Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance, Ngoại trưởng Marco Rubio, Thủ tướng Canada Mark Carney, Tổng thống Ukraine Zelensky, cùng các nhà lãnh đạo từ Peru, Israel, Nigeria và nhiều quốc gia châu Âu.

Sự hiện diện đông đảo của các nguyên thủ quốc gia và thành viên hoàng gia châu Âu phản ánh tầm quan trọng toàn cầu của sự kiện này.

Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ nhậm chức tại Quảng trường Thánh Peter trước 250.000 người.

Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ nhậm chức tại Quảng trường Thánh Peter trước 250.000 người.

Thánh lễ nhậm chức bao gồm các lời cầu nguyện bằng nhiều ngôn ngữ, thể hiện tính toàn cầu của Giáo hội.

Trong nghi thức, Giáo hoàng sẽ nhận pallium (một dải len trắng được làm từ lông cừu, quấn quanh cổ, tượng trưng cho sứ mạng mục tử) và Nhẫn Ngư phủ (chiếc nhẫn vàng mang hình Thánh Peter cầm chìa khóa thiên đường, biểu tượng cho quyền cai quản Giáo hội).

Giáo hoàng tạ ơn Thiên Chúa đã chọn ông làm người kế thừa Thánh Peter.

Giáo hoàng tạ ơn Thiên Chúa đã chọn ông làm người kế thừa Thánh Peter.

Chiếc nhẫn được chế tác riêng cho mỗi tân giáo hoàng, không chỉ mang giá trị biểu tượng mà còn được dùng để đóng dấu các văn kiện chính thức.

Theo truyền thống, sau khi một giáo hoàng qua đời, chiếc nhẫn sẽ bị hủy như một cách chấm dứt nhiệm kỳ thiêng liêng của ngài.

Giáo hoàng Leo XIV trong lễ phục nhậm chức.

Giáo hoàng Leo XIV trong lễ phục nhậm chức.

Thánh lễ Chúa Nhật mang đậm tính quốc tế, với những lời cầu nguyện được xướng lên bằng nhiều ngôn ngữ - từ tiếng Latinh, Ý, Hy Lạp, đến Bồ Đào Nha, Pháp, Ả Rập, Ba Lan và Trung Quốc - nhằm phản ánh tầm vóc toàn cầu của Giáo hội Công giáo với hơn 1,4 tỷ tín đồ trên toàn thế giới.

Giáo hoàng rẩy nước thánh tại bàn thờ chính.

Giáo hoàng rẩy nước thánh tại bàn thờ chính.

Sau lễ nhậm chức, Giáo hoàng dự kiến sẽ chuyển vào cư trú tại Cung điện Tông tòa, nơi đã được cải tạo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và an ninh. Quyết định này đánh dấu sự trở lại với truyền thống sau khi Giáo hoàng Francis chọn sống tại Nhà khách Santa Marta trong suốt thời kỳ đương nhiệm của mình.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và vợ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và vợ.

Giáo hoàng Leo XIV đã bày tỏ cam kết mạnh mẽ đối với hòa bình thế giới và ngoại giao, sẵn sàng sử dụng Vatican như một trung gian trong các xung đột quốc tế. Trong các bài phát biểu đầu tiên, ngài nhấn mạnh chiến tranh không bao giờ là điều không thể tránh khỏi và kêu gọi khôi phục phẩm giá con người.

Việc Giáo hoàng Leo XIV lên ngôi mở ra một chương mới cho Giáo hội Công giáo, với hy vọng về sự đổi mới và tăng cường vai trò của Giáo hội trong việc thúc đẩy hòa bình và công lý trên toàn thế giới.

vtcnews.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ngày 9-5, Nga và Belarus cùng các nước thuộc Liên Xô trước đây tổ chức kỷ niệm một ngày lễ lớn: 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025), một trong những cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Kết cục cuộc chiến này có ý nghĩa thời đại đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới, làm thay đổi căn bản và hoàn toàn cục diện chính trị quốc tế và đặt nền móng cho trật tự thế giới đương đại.

fb yt zl tw