Chấn chỉnh công tác quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng thuộc các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại công văn số 2778/UBND -XD ngày 30/5/2024.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ rõ: Công tác quản lý hợp đồng của các chủ đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt trong công tác quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng, đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng (gia hạn hợp đồng) xây dựng. Cụ thể, một số chủ đầu tư thực hiện đề xuất gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng khi đã hết thời gian thực hiện hợp đồng, không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 36, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ.

Nguồn vốn bố trí cho các dự án được UBND tỉnh bố trí thông qua kế hoạch vốn trung hạn, kế hoạch giao chi tiết vốn hằng năm. Tuy nhiên, khi các chủ đầu tư đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng chưa tính toán đến nguồn vốn được giao trong kế hoạch trung hạn và dự kiến giao các năm tiếp theo, dẫn đến việc đề xuất gia hạn nhiều lần, thời gian gia hạn kéo dài.

z5491695714396_ebb29480c222c90bf4b94ee46e885005.jpg
Thi công tuyến đường Kim Thành - Ngòi Phát.

Cá biệt có những công trình, chủ đầu tư đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng nhưng đã dừng thi công trong thời gian dài (1 - 2 năm) trong khi nguồn vốn ngân sách vẫn cấp hằng năm. Chủ đầu tư đã không sát sao trong việc đôn đốc, chấn chỉnh công tác thi công của nhà thầu, gây chậm tiến độ thời gian thực hiện hợp đồng.

Trong những năm qua, thời điểm vào mùa mưa, trên địa bàn tỉnh thường xảy ra mưa kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt có công trình phải tạm dừng thi công. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng như nhà thầu không dự báo, tiên lượng được tình hình thời tiết khi lập tiến độ thi công, dẫn đến việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, công tác lập phương án thi công, phương án vận chuyển vật liệu cũng bộc lộ nhiều hạn chế, dẫn đến việc chưa tính toán các trường hợp phải dừng thi công khi xảy ra diễn biến thời tiết xấu.

Việc phối hợp giữa các chủ đầu tư và chính quyền địa phương trong công tác hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng còn hạn chế; việc tuyên truyền, giải thích đến những đối tượng được hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng chưa hiệu quả, dẫn đến chậm tiến độ thi công.

Nguyên nhân là do các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng năng lực còn hạn chế, chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng; một số chủ đầu tư chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đến công tác quản lý hợp đồng xây dựng, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi xây dựng công trình cũng như các cơ quan chuyên môn về xây dựng.

Tính đến ngày 30/5/2024, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có khoảng 114 gói thầu sử dụng vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh thuộc 101 dự án, với tổng giá hợp đồng khoảng 2.246 tỷ đồng, đã hết thời gian thực hiện hợp đồng mà chưa được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn. Có 30 gói thầu với tổng giá hợp đồng 448 tỷ đồng hết hạn hợp đồng trước ngày 31/12/2022 nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn thời gian thực hiện.

Công tác quản lý, kiểm soát tiến độ thực hiện hợp đồng là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hoạt động xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của các dự án và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm chấn chỉnh, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, thực hiện hợp đồng xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Các chủ đầu tư xây dựng công trình tổ chức triển khai thực hiện quản lý hợp đồng xây dựng theo đúng nội dung hợp đồng đã ký kết, các quy định của pháp luật và kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại các thông báo số 108/TB-VPUBND ngày 02/5/2024, số 133/TB-VPUBND ngày 28/5/2024.

Đối với công trình, gói thầu chậm tiến độ được xác định là do lỗi nhà thầu thì chủ đầu tư phải xử lý vi phạm tiến độ theo đúng nội dung đã quy định trong hợp đồng.

z5491703984562_f9899a5d95c1f66c91b17a05935a77a8.jpg
Thi công Dự án Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên.

Không đề xuất điều chỉnh tiến độ, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng đối với những hợp đồng đã hết thời gian thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 36, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. Việc đề xuất điều chỉnh tiến độ, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng phải được thực hiện tối thiểu 30 ngày trước khi hết thời gian thực hiện hợp đồng. Đối với những hợp đồng đã hết thời gian thực hiện hợp đồng, các chủ đầu tư căn cứ các điều khoản hợp đồng và các quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng để thực hiện.

Không đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng đối với những trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 39, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ.

Trước khi đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng, chủ đầu tư cần rà soát, tính toán cụ thể khối lượng các công việc chưa thực hiện, nguồn vốn dự kiến giao trong kế hoạch trung hạn, lập tiến độ thi công, đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện cho phù hợp, tránh việc phải đề xuất điều chỉnh nhiều lần.

Khi đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng, phải xác định rõ lý do chậm tiến độ, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng, những thiệt hại do việc chậm tiến độ gây ra (nếu có). Không xem xét điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng đối với những lý do chủ quan do lỗi của nhà thầu.

Căn cứ kế hoạch vốn được giao, các chủ đầu tư rà soát, điều chỉnh tiến độ thi công cho phù hợp. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư và nhà thầu tạm dừng hợp đồng, đề xuất người quyết định đầu tư điều chỉnh, giãn hoãn tiến độ thực hiện dự án.

Ngay tại thời điểm trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư cần nghiên cứu, dự báo các diễn biến xấu của thời tiết, những khó khăn có thể lường trước để tiến hành đề xuất thời gian thực hiện hợp đồng cho phù hợp, tránh việc đề xuất gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng.

Tăng cường sự phối hợp giữa chủ đầu tư với chính quyền địa phương nơi xây dựng công trình, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng.

Rà soát tình hình thực hiện toàn bộ các hợp đồng xây dựng đang quản lý (ngoài các gói thầu đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tại văn bản số 930/SKH-TĐ ngày 27/5/2024), trường hợp còn tồn tại hợp đồng chậm tiến độ và đã hết thời gian thực hiện hợp đồng (thuộc dự án đã hết thời gian thực hiện và dự án cần điều chỉnh, bổ sung thiết kế phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án hoặc thuộc dự án không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án), chủ đầu tư khẩn trương lập hồ sơgia hạn thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng, báo cáo người có thẩm quyền (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) trước ngày 20/6/2024 (lưu ý việc gia hạn phải đảm bảo theo đúng chỉ đạo của Thường trực UBND tỉnh tại Thông báo số 133/TB-VPUBND ngày 28/5/2024). Sau thời gian trên, việc thực hiện đề xuất, xem xét gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại văn bản này và pháp luật hiện hành.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư; xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư; xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ; báo cáo UBND tỉnh xem xét và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, các kiến nghị của cơ quan đơn vị và các chủ đầu tư.

Các sở quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng, tiến độ thực hiện các hợp đồng xây dựng đối với các công trình xây dựng theo thẩm quyền. Đề xuất xử lý các hành vi vi phạm trong công tác quản lý, thực hiện hợp đồng xây dựng (nếu có).

UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm về công tác quản lý, thực hiện hợp đồng xây dựng do cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Kiểm tra, rà soát công tác thực hiện hợp đồng xây dựng, thực hiện điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng theo nội dung văn bản này.

Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án trên địa bàn cấp huyện; tăng cường phối hợp, tổ chức, chỉ đạo điều hành trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư. Lập kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của từng dự án; dự kiến tiến độ hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để cập nhật, theo dõi và kịp thời hướng dẫn xử lý các tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn tỉnh.

z5491703982007_062575582266a21d11cafba74dd29bd1.jpg
Nhà thầu phải bố trí đầy đủ nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Các nhà thầu thi công xây dựng nghiêm túc thực hiện quy định về lập và phê duyệt tiến độ thi công, trong đó phải đảm bảo thời gian dự phòng cho các yếu tố thời tiết, các phương án thi công cho phù hợp với điều kiện công trường.

Bố trí đầy đủ nhân lực, máy móc, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Thi công xây dựng theo đúng thiết kế được duyệt, trường hợp dừng thi công phải báo cáo chủ đầu tư và các bên có liên quan. Các bên thống nhất lập biên bản dừng thi công theo từng giai đoạn và nêu rõ lý do, thời gian dừng thi công để làm cơ sở điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

[Ảnh] Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên. Phấn đấu đến ngày 21/9 sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc tại Văn Bàn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc tại Văn Bàn

Sáng 5/9, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc tại huyện Văn Bàn về tiến độ giải ngân các dự án xây dựng cơ bản, tình hình triển khai Nghị quyết 50-NQ/TU ngày 3/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ người có công với cách mạng, hộ thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Văn Bàn.

Đảm bảo phát triển bền vững Khu Du lịch quốc gia Sa Pa

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Sa Pa: Đảm bảo phát triển bền vững Khu Du lịch quốc gia Sa Pa

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa vừa được HĐND tỉnh thông qua kế thừa những nội dung phù hợp của các quy chế trước đây, bổ sung một số nội dung để phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Sa Pa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị xã Sa Pa theo hướng bền vững.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc tại Lào Cai

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc tại Lào Cai

Ngày 30/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về tình hình phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại của tỉnh 8 tháng năm 2024 và các nhiệm vụ, giải pháp cuối năm 2024; tình hình triển khai thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài kiểm tra một số dự án trên địa bàn huyện Si Ma Cai và Mường Khương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài kiểm tra một số dự án trên địa bàn huyện Si Ma Cai và Mường Khương

Ngày 27/8, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra về tiến độ giải ngân các dự án, tình hình triển khai Nghị quyết số 50-NQ/TU ngày 3/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ người có công với cách mạng, hộ thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo và hộ cận nghèo; tiến độ thực hiện dự án 5 - Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, Mường Khương.

Bài cuối: Giải ngân 100% kế hoạch vốn trong năm 2024

Lào Cai đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công Bài cuối: Giải ngân 100% kế hoạch vốn trong năm 2024

Trao đổi với phóng viên Báo Lào Cai, ông Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Những tháng đầu năm, công tác giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả quan trọng và hiện tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tiến độ thực hiện các công trình, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn trong năm 2024.

 Bài 3: Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lào Cai đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công Bài 3: Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh phụ thuộc nhiều vào khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thuế sản phẩm, tuy nhiên năm nay các khu vực này chưa có sự phát triển đột phá. Bởi vậy, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là sớm đưa các công trình, dự án vào khai thác tiếp tục được coi là động lực chính và cũng là nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

fbytzltw