Cây ý dĩ trên vùng cao Si Ma Cai

LCĐT - Bên cạnh các cây lương thực chủ lực như lúa, ngô, thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai còn trồng thêm cây ý dĩ với mong muốn ổn định thu nhập gia đình.

Nhiều hộ dân Si Ma Cai chuyển đổi diện tích nương đồi kém hiệu quả sang trồng cây ý dĩ.
Nhiều hộ dân Si Ma Cai chuyển đổi diện tích nương đồi kém hiệu quả sang trồng cây ý dĩ.

Giữa cái nắng oi ả của những ngày cuối tháng 8, chúng tôi tới thăm khu vực trồng cây ý dĩ của gia đình anh Thào Seo Kéng, thôn Sảng Chải, xã Lử Thẩn. Anh Kéng chia sẻ: Do địa hình núi đá, khô cằn, thường xuyên thiếu nước, nên gần 2 ha đất đồi trồng ngô, đậu, lúa nương của gia đình năng suất thấp. Cuối năm 2014, nghe thông tin các thương lái hỏi mua hạt ý dĩ với giá thành cao, anh Kéng bàn với vợ đem loại cây này về trồng thử. Cuối tháng 9/2015, gia đình anh đã thu hoạch được trên 7 tạ hạt ý dĩ, trừ chi phí, gia đình anh lãi trên 15 triệu đồng. Từ hiệu quả kinh tế cây ý dĩ mang lại, gia đình anh đã chuyển đổi gần 4.000 m2 đất đồi kém hiệu quả sang trồng cây ý dĩ. Trao đổi với chúng tôi, ông Vàng Seo Sình, Phó Chủ tịch UBND xã Lử Thẩn cho biết: Trước đây, cây ý dĩ thường được người dân sử dụng làm lương thực vào mùa giáp hạt. Giờ đây, khi nhận ra giá trị tiềm năng, cây ý dĩ được đưa vào trồng phổ biến hơn. Với giá bán trung bình từ 15.000 - 20.000 đồng/kg hạt, có thời điểm lên đến 40.000 đồng/kg, nhiều hộ dân đã chuyển đổi diện tích nương đồi trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây ý dĩ. Cây ý dĩ có tên khoa học Coix lachryma - jobi L, là cây dược liệu được trồng tại nhiều địa phương trong cả nước. Theo Đông y, hạt ý dĩ dùng làm thuốc bổ và bồi dưỡng cơ thể, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, chữa các bệnh, như viêm phổi, viêm ruột, sỏi thận, tê thấp, nhức mỏi chân, tay… Theo đánh giá, ý dĩ là cây sinh trưởng ngắn ngày, dễ trồng, có khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi ở vùng cao, không tốn công chăm sóc. Bởi vậy, địa phương vùng cao như Si Ma Cai có nhiều lợi thế để trồng loại cây này.

Năm 2016, huyện Si Ma Cai hỗ trợ nông dân 6 xã trên địa bàn trồng 125,5 ha cây ý dĩ gồm: Lử Thẩn 24,5 ha, Lùng Sui 29,5 ha, Cán Cấu 18,5 ha, Sán Chải 11 ha, Nàn Sán 19 ha, Thào Chư Phìn 23 ha, với tổng số 251 hộ tham gia. Các hộ tham gia trồng được hỗ trợ 100% giống, phân bón, kỹ thuật trồng, chăm sóc. Tổng số vốn thực hiện trên 3,5 tỷ đồng, trong đó, vốn hỗ trợ theo chương trình giảm nghèo của WB là hơn 2,1 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 783 triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện Si Ma Cai phối hợp với Công ty TNHH Tâm Phát Green tại Lào Cai đảm bảo nguồn tiêu thụ ổn định cho người dân.

Người dân và chính quyền địa phương hy vọng, việc đưa cây ý dĩ vào trồng sẽ từng bước góp phần phát triển vùng sản xuất dược liệu hàng hóa cung cấp cho thị trường, giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt đang tái cơ cấu nhân sự

Doanh nghiệp Việt đang tái cơ cấu nhân sự

Đó là nhận định của đại diện Anphabe (đơn vị tư vấn giải pháp Thương hiệu nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc) khi nói về xu hướng nhân sự và thị trường lao động Việt Nam những tháng đầu năm 2025, chiều 22/4.

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Mới khởi công nhưng những ngày qua trên công trường xây dựng Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc) khá nhộn nhịp bởi nhà thầu đẩy nhanh các hướng thi công để đảm bảo công trình hoàn thành vào tháng 9/2026, tức sau 18 tháng thi công.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ vào chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ vào chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Chiều 21/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tổ chức Hội nghị giao ban công tác quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Lào Cai và Kiên Giang ký kết hợp tác xúc tiến thương mại sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP

Lào Cai và Kiên Giang ký kết hợp tác xúc tiến thương mại sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP

Ngày 21/4, tại thành phố Lào Cai, Sở Tài chính tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Kiên Giang và tỉnh Lào Cai.

Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã: Nhìn lại sau 5 năm

Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã: Nhìn lại sau 5 năm

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, những đổi thay tích cực thêm phần khẳng định giá trị sinh động của Nghị quyết trong cuộc sống.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án bệnh viện

Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án bệnh viện

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, trong quý II/2025 sẽ phải hoàn thành và đưa vào sử dụng một số bệnh viện từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện. Để đảm bảo tiến độ theo yêu cầu, chủ đầu tư đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đồng thời đôn đốc nhà thầu tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ thi công.

fb yt zl tw