Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất Xuân Lam (Hà Tĩnh) sử dụng máy cấy sản xuất lúa hữu cơ trên cánh đồng lớn.
Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất Xuân Lam (Hà Tĩnh) sử dụng máy cấy sản xuất lúa hữu cơ trên cánh đồng lớn.

Trang bị kiến thức về khoa học công nghệ, quản lý... cho ban quản lý, xã viên được coi là khâu đột phá trong nâng cao năng lực nội tại của các HTX nông nghiệp hiện nay.

Tri thức là chìa khóa

Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, trong năm qua, cả nước thành lập mới 1.942 HTX, nâng tổng số HTX lên 33.557 HTX; trong đó, có 22.415 HTX nông nghiệp (chiếm 66,8% tổng số HTX, tăng 1.062 HTX so với năm 2023). Nhiều HTX nông nghiệp làm ăn hiệu quả, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Là địa phương xác định nông nghiệp là thế mạnh, tỉnh Hà Tĩnh hiện có 1.009 HTX và 3 Liên hiệp HTX; trong đó, lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có 548 HTX (chiếm 54,3%); tỷ lệ HTX hoạt động khá, tốt đạt 42,8 %, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Theo Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh, đây là kết quả của nhiều nỗ lực trong việc nâng cao năng lực cho các HTX thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức về khoa học công nghiệp và quản lý.

Thăm HTX nông nghiệp Thống Nhất Xuân Lam, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) chúng tôi mới thấy tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức cũng như coi tri thức là chìa khóa mở cánh cửa thành công của HTX trong phát triển kinh tế cho các thành viên. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật tư; quản lý khai thác, sử dụng, bảo vệ các công trình thủy lợi, điều hành nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp; thu mua nông sản của người dân…

HTX nông nghiệp Thống Nhất Xuân Lam là điểm sáng về mô hình kinh doanh đa ngành tại địa phương. Hiện 4/5 thành viên Ban quản trị HTX có trình độ từ cao đẳng trở lên đã tạo điều kiện cho việc tiếp cận khoa học công nghiệp, triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nước - nhà nông - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp hiệu quả.

Ông Bùi Văn Chiến, Giám đốc HTX nông nghiệp Thống Nhất Xuân Lam cho biết, HTX đã làm tốt việc cung ứng các dịch vụ và tiêu bao sản phẩm cho 700 thành viên. Đồng thời, xây dựng đề án cải tạo đồng ruộng, thực hiện mô hình trình diễn sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi cáy với quy mô 10 ha vùng ven sông Lam. Qua đó, tạo ra các sản phẩm OCOP gạo hữu cơ, rươi cấp đông, chả rươi, ruốc rươi, mắm cáy... góp phần nâng cao sản lượng hàng hóa chủ lực của địa phương.

Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất Xuân Lam (Hà Tĩnh) sử dụng máy cấy.
Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất Xuân Lam (Hà Tĩnh) sử dụng máy cấy.

Phát huy vai trò dẫn đầu của HTX trong phát triển kinh tế nông hộ nói riêng, kinh tế nông thôn nói chung không chỉ được coi là khâu đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh, mà còn của hầu hết các địa phương trong cả nước.

Tại tỉnh Hà Nam, nhiều năm qua kinh tế HTX cũng có những bước tăng trưởng vượt bậc. Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hà Nam, doanh thu bình quân của các HTX tại tỉnh đạt khoảng 1.250 triệu đồng/HTX/năm; lợi nhuận bình quân khoảng 70 triệu đồng/HTX/năm. Thu nhập bình quân của thành viên trong HTX lên khoảng 32 triệu đồng/năm.

HTX Hoàng Trà, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) có 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao gồm: trà ướp bông sen, trà hoa súng, đông trùng hạ thảo, rượu sen, rượu đông trùng hạ thảo.

Ông Trần Đăng Nhàn, Giám đốc HTX Hoàng Trà, cho biết, đơn vị đã ký hợp đồng tiêu thụ với một số doanh nghiệp, đơn vị phân phối, tham gia các hội chợ, trưng bày, quảng bá trong tỉnh, khu vực và toàn quốc để quảng bá, mở rộng thị trường. Thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục áp dụng khoa học công nghiệp, quy trình sản xuất hiện đại để giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu đạt OCOP 4 sao.

Nâng cao năng lực cho hợp tác xã

Để hướng đến diện mạo mới của HTX kiểu mới với 5 tiêu chuẩn: Nhận thức mới; kiến thức mới; ý thức mới; quyết tâm mới và có thu nhập cao góp phần ngày càng tạo ra nhiều HTX nông nghiệp thành đạt, làm nòng cốt tham gia phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng nông thôn trong cả nước, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các HTX nông nghiệp tiếp tục tập trung xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp hiện đại, thông minh và bền vững, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cạnh tranh quốc tế; chú trọng xây dựng các chuỗi giá trị nông sản toàn diện và minh bạch với mục tiêu là kết nối chặt chẽ giữa khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ, tạo ra giá trị tối đa cho sản phẩm. Đồng thời, các địa phương cần phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc được xây dựng với công nghệ block chain nhằm bảo đảm tính minh bạch, giúp người tiêu dùng theo dõi chi tiết hành trình của sản phẩm từ nông trại đến bàn ăn; tập trung đầu tư vào chứng nhận chất lượng quốc tế, phát triển các sản phẩm đặc thù có giá trị cao và xây dựng thương hiệu riêng; hình thành các vùng sản xuất tập trung, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến và tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Theo Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân, để nâng cao năng lực cho các HTX nông nghiệp cần đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực HTX. Tăng cường tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế thị trường, quản trị kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX. Xây dựng các chính sách khuyến khích, thu hút nhân lực trẻ, có trình độ cao tham gia làm việc tại HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ở các khu vực nông thôn và vùng khó khăn. Đồng thời, cần tổ chức các chương trình đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng chuyên môn cho lao động tại HTX từ đó cải thiện năng suất lao động và khả năng thích nghi với các yêu cầu sản xuất hiện đại.

Chủ tịch Liên Minh HTX tỉnh Hà Nam, Đỗ Xuân Trường cũng chia sẻ, những năm qua công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX được Liên minh HTX tỉnh xác định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt HTX những kiến thức mới, tiếp thu đầy đủ và hiểu sâu hơn về các chính sách mới về phát triển kinh tế tập thể, HTX của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh. Ngoài việc học tập, tiếp thu kiến thức trên lớp, các học viên còn tham gia các hoạt động ngoại khoá, trao đổi kinh nghiệm, tham quan và học tập thực tế tại các mô hình HTX điển hình tiêu biểu ở trong và ngoài tỉnh, qua đó đã góp phần giúp cho học viên nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các HTX.

Để hỗ trợ HTX gia tăng nguồn lực nội tại, năm 2021 tỉnh Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết 56 và sau đó là nghị quyết 91/HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 với nhiều chính sách ưu đãi cụ thể cho cán bộ cấp cao HTX và thành viên HTX như, hỗ trợ người lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học về làm việc tại HTX với mức hỗ trợ hàng tháng bằng 1,5 mức lương tối thiểu vùng, tối đa 59.110.000 đồng/1 lao động/năm. Thời gian hỗ trợ tối đa là ba năm, tối đa 2 người cho một HTX…; hỗ trợ đào tạo cho quản lý của HTX 100% học phí, tài liệu học tập và hỗ trợ kinh phí ăn ở cho học viên bằng 1,5 mức lương tối thiểu vùng...

Các sản phẩm nông nghiệp của hợp tác xã được nhiều người dân quan tâm.
Các sản phẩm nông nghiệp của hợp tác xã được nhiều người dân quan tâm.

Ở góc độ cơ sở sản xuất, theo chia sẻ của ông Bùi Văn Tới, thành viên HTX Thống Nhất Xuân Lam, muốn HTX nông nghiệp phát triển bền vững thì cần phải thay đổi tư duy sản xuất, quản lý của các thành viên trong HTX. Đội ngũ quản trị, các thành viên HTX cần tích cực tiếp cận phương thức sản xuất mới, điều quan trọng nhất là từ bỏ tập quán, tư duy canh tác cũ trong sản xuất nông nghiệp.

"Với HTX Thống Nhất Xuân Lam, chúng tôi luôn đề cao tinh thần làm nông trung thực, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất đạt chuẩn và bảo đảm được chất lượng sản phẩm để gây dựng thương hiệu gạo rươi đạt chuẩn OCOP 3 sao. Đây là hướng phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững mà 700 thành viên của HTX nông nghiệp Thống Nhất Xuân Lam" - ông Bùi Văn Tới cho biết.

Tạo ra nguồn nội lực đủ mạnh để phát triển HTX bền vững, tri thức, khoa học công nghệ, nguồn vốn... được xem là những điều kiện cần và đủ. Tuy nhiên, để không bị tụt hậu thì các HTX cần sự năng động, sáng tạo trong thích ứng và vận dụng chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Đây cũng chính là chìa khóa để HTX nông nghiệp làm chủ trong cuộc chơi về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Không chờ đợi nguồn lực từ cấp trên, nhiều hộ dân ở huyện Bảo Yên đã chủ động hiến đất, góp tiền, góp công làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường bê tông sạch đẹp không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Bản Sinh như một thung lũng thu nhỏ nằm cách trung tâm xã Lùng Vai, huyện Mường Khương khoảng 3 km. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm chỉ lao động, đồng bào các dân tộc ở bản Sinh có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nông thôn mới năm 2025.

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Từng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao nhưng với quyết tâm và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) đã có những bước chuyển mình ngoạn mục. Từ con số 214 hộ nghèo vào năm 2021, chiếm hơn 21% tổng số hộ, đến nay xã chỉ còn 34 hộ nghèo, tương đương 3,36%. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 17,77% mỗi năm là kết quả ấn tượng, minh chứng rõ nét cho sự bền bỉ và kiên trì trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bắc Hà mùa quả ngọt

Bắc Hà mùa quả ngọt

Mùa này, mận chín rải rác khắp các xã, từ vùng thấp đến vùng cao. Trong những vườn mận, vườn đào, tiếng nói cười rộn ràng, nông dân đang hối hả, nhanh tay thu hoạch quả chín. Những quả đào hồng rực, quả mận tím đỏ lúc lỉu trong tán lá xanh mướt... mới thấy sự trù phú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Từ trung tâm thị trấn Bắc Hà đến các xã Na Hối, Bản Phố, Thải Giàng Phố… đều đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mận. Năm nay được mùa nên cây mận nào cũng sai quả.

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Tại hội nghị tổng kết thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 diễn ra chiều 9/6, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong triển khai hiệu quả các chương trình tại địa phương, trong đó nhấn mạnh phải phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

fb yt zl tw