Campuchia, Việt Nam không đồng tình với phát biểu của Thủ tướng Singapore

Chính giới Campuchia và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đều bày tỏ sự không đồng tình với phát biểu của Thủ tướng Singapore về vấn đề Khmer Đỏ.

Trong Đối thoại Shangri-La lần thứ 18 và trên mạng xã hội Facebook hôm 31/5/2019, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đưa ra những nhận xét với nội dung như Việt Nam đã “xâm lược” và “chiếm đóng” Campuchia...

Trước các bình luận đó của Thủ tướng Lý Hiển Long, chính giới Campuchia đã mau chóng thể hiện sự phản đối.

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh trả lời phỏng vấn của phóng viên ở sân bay quốc tế Phnom Penh vào tối 3/6/2019.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh trả lời phỏng vấn của phóng viên ở sân bay quốc tế Phnom Penh vào tối 3/6/2019.

Ngay tối 3/6/2019 khi vừa về tới sân bay Phnom Penh sau khi dự Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tướng Tea Banh đã trả lời phỏng vấn của báo giới về vấn đề này.

Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh nói: “Nhận xét của ông ấy (tức Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long – ND) là không đúng và không phản ánh đúng lịch sử. Thật không đúng chút nào khi ông ấy nói rằng quân đội Việt Nam xâm lược Campuchia. Chúng tôi muốn ông ấy phải cải chính”.

Tờ Khmer Times tiếp tục dẫn lời Tướng Tea Banh nói như sau: “Chúng tôi không thể chấp nhận những gì ông ấy nói. Chúng tôi đã làm rõ rằng quân tình nguyện Việt Nam đến đây là để giải phóng dân tộc chúng tôi. Chúng tôi vẫn coi họ đến đây là để cứu mạng sống của người dân chúng tôi. Điều này có ý nghĩa cực lớn đối với chúng tôi”.

Tướng Banh thông báo với các phóng viên rằng ông đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen thông báo với Thủ tướng Lý Hiển Long là phải cải chính bình luận của mình.

Cùng quan điểm tôn trọng sự thật lịch sử, Nghị sĩ Campuchia Hun Many đã trả lời phỏng vấn tờ Phnom Penh Post nói rằng ông ngỡ ngàng về các nhận xét do Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đưa ra.

Nghị sĩ Hun Many (cũng là người con trai thứ 5 của đương kim Thủ tướng Campuchia Hun Sen) nói rằng không thể xem thường hay lãng quên các tội ác chống lại loài người, đặc biệt là tội diệt chủng do chế độ Pol Pot-Khmer Đỏ gây ra.

Ông Many khẳng định: Thế giới không nên quên bao nhiêu người Campuchia đã phải hứng chịu đau thương. Gần 3 triệu nạn nhân vô tội đã chết dưới bàn tay Khmer Đỏ trong 3 năm, 8 tháng, 20 ngày do thế giới khi đó nhắm mắt làm ngơ với Campuchia.

Vẫn lời của nghị sĩ Many: “Trong khi các nước đều chơi trò chính trị, người dân Campuchia cầu cứu giúp đỡ. Chúng tôi muốn được cứu thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ, không quan trọng sự giúp đỡ đó đến từ ai và từ đâu.... Và sự giải cứu đó đã đến từ Đảng Nhân dân Campuchia với sự trợ giúp của nước Việt Nam láng giềng của chúng tôi”.

Trong khi đó vào ngày 4/6/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam lấy làm tiếc đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.

Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16/11/2018, Toà án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ. Phán quyết đã phản ánh khách quan sự thật lịch sử, thực thi công lý, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh”.

Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Những thành tựu ASEAN có được ngày nay là kết quả nỗ lực chung của tất cả các thành viên trong suốt chiều dài lịch sử của Hiệp hội. Mỗi thành viên thấu hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc không ngừng củng cố đoàn kết toàn khối, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và các nguyên tắc chung của ASEAN.”

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết tiếp: “Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cùng các thành viên khác làm hết sức mình vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, thống nhất, đoàn kết và có vai trò trung tâm tại khu vực.”/.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Đề án, lộ trình từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030 - 2035

Xây dựng Đề án, lộ trình từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030 - 2035

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo số 176-TB/VPTW ngày 25/4/2025 về Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với đại diện Đảng uỷ Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Trung ương về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và định hướng công tác thời gian tới.

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bắc Hà sau khi sáp nhập

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bắc Hà sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 19 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bắc Hà (gồm 18 xã và 1 thị trấn) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm Bắc Hà, Cốc Lầu, Bảo Nhai, Bản Liền, Tả Củ Tỷ, Lùng Phình.

Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã

Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là bước cụ thể hóa quan trọng nhằm đưa chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác cán bộ, chế độ công vụ đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, góp phần xây dựng nền công vụ Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động vì sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân.

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Cách đây 70 năm, trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thực hiện Nghị quyết của Tổng Quân ủy, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ban hành Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - Tiền thân của Hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam ngày nay.  

Dấu ấn Lào Cai

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025): Dấu ấn Lào Cai

Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) là một mốc son chói lọi của dân tộc, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bản anh hùng ca đó, đóng góp của quân và dân Lào Cai - mảnh đất nơi địa đầu Tây Bắc Tổ quốc đã tô đậm thêm trang sử vàng của dân tộc.

Giảm 20% biên chế không bao gồm viên chức giáo dục, y tế ở đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp

Giảm 20% biên chế không bao gồm viên chức giáo dục, y tế ở đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp

Theo Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sa Pa (gồm 10 xã và 6 phường) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: xã Mường Bo, Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn, Ngũ Chỉ Sơn và phường Sa Pa.

fb yt zl tw