Quốc hội họp về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Bên cạnh nội dung về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, sáng 7/5, Quốc hội sẽ nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)...

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 7/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe các nội dung về Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Quốc hội cũng nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi); sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 194/2025/QH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết số 195/2025/QH15 về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: quochoi.vn)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: quochoi.vn)

Theo Nghị quyết số 194/2025/QH15, Quốc hội quyết định xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó tập trung vào các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương.

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện nhiệm vụ xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Chín.

Tại Nghị quyết số 195/2025/QH15, Quốc hội quyết nghị thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm 15 thành viên, do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Ủy ban; Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Cẩm Tú làm Phó Chủ tịch Ủy ban; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Phó Chủ tịch Ủy ban; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm Phó Chủ tịch Ủy ban.

Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp; giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của Nhân dân, các ngành, các cấp, ý kiến của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được sử dụng con dấu của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giao Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội là cơ quan thường trực, trực tiếp tham mưu, giúp việc cho Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phối hợp với Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Văn phòng Quốc hội chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác, tổ chức phục vụ các hoạt động của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và cơ quan thường trực của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Cả 2 Nghị quyết được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 5/5/2025./.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Cách đây 70 năm, trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thực hiện Nghị quyết của Tổng Quân ủy, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ban hành Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - Tiền thân của Hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam ngày nay.  

Dấu ấn Lào Cai

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025): Dấu ấn Lào Cai

Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) là một mốc son chói lọi của dân tộc, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bản anh hùng ca đó, đóng góp của quân và dân Lào Cai - mảnh đất nơi địa đầu Tây Bắc Tổ quốc đã tô đậm thêm trang sử vàng của dân tộc.

Giảm 20% biên chế không bao gồm viên chức giáo dục, y tế ở đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp

Giảm 20% biên chế không bao gồm viên chức giáo dục, y tế ở đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp

Theo Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sa Pa (gồm 10 xã và 6 phường) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: xã Mường Bo, Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn, Ngũ Chỉ Sơn và phường Sa Pa.

Đề xuất quy định tỷ lệ ngân sách nhà nước trong nghiên cứu, phát triển năng lượng nguyên tử

Đề xuất quy định tỷ lệ ngân sách nhà nước trong nghiên cứu, phát triển năng lượng nguyên tử

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, chiều 6/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Đa số các đại biểu cơ bản thống nhất với những nội dung quy định trong dự thảo Luật, song đề nghị cần quy định cụ thể về tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nguyên tử, nhằm đảm bảo nguồn lực ổn định và lâu dài.

[Video] Hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

[Video] Hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

Bắt đầu từ ngày 6/5/2025, toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp được công bố chính thức để lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Dưới đây là các hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013.

[Infographic] 2 xã mới của huyện Si Ma Cai sau khi sáp nhập

[Infographic] 2 xã mới của huyện Si Ma Cai sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 10 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Si Ma Cai (gồm 9 xã và 1 thị trấn) để thành lập 2 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm Si Ma Cai và Sín Chéng.

Luật Nhà giáo phải định rõ tỷ lệ phân bổ giữa giảng dạy và kinh doanh

Luật Nhà giáo phải định rõ tỷ lệ phân bổ giữa giảng dạy và kinh doanh

Sáng 6/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo. Tại hội trường, các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo Luật sau khi chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều, giảm 4 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 8.

fb yt zl tw