Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Dấu ấn Lào Cai

Dấu ấn Lào Cai

Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) là một mốc son chói lọi của dân tộc, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bản anh hùng ca đó, đóng góp của quân và dân Lào Cai - mảnh đất nơi địa đầu Tây Bắc Tổ quốc đã tô đậm thêm trang sử vàng của dân tộc.

0:00 / 0:00
0:00
ky-niem-71-nam-chien-thang-dien-bien-phu-751954-752025-1.jpg

Để Ngót 90 tuổi đời, cựu chiến binh Bế Văn Sâm ở tổ 17, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai vẫn không thể quên giây phút được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Ông kể, khi mới 13 tuổi, mình đã “trốn nhà” theo bộ đội Việt Minh, làm giao liên đưa công văn, tài liệu cho các đơn vị chiến đấu. Cuối năm 1953, ông được biên chế vào C9, D675, Quân khu Việt Bắc, hành quân qua núi rừng để lên mặt trận Điện Biên Phủ.

Dù sức khỏe giảm sút sau hành trình dài, nhưng ông cùng đồng đội lập tức bắt tay đào hầm hào, tránh bom đạn, chuẩn bị cho chiến đấu. Đơn vị ông tham gia đánh sân bay Mường Thanh - nơi tiếp tế chủ yếu của địch, góp phần quan trọng vào việc cô lập và chia cắt tập đoàn cứ điểm. Trận chiến khốc liệt kéo dài trong mưa rừng, bùn lầy, nhưng không gì làm lung lay ý chí người lính. Sau chiến thắng, ông Sâm vinh dự được gặp Bác Hồ, được Người trao tặng huy hiệu danh dự - một kỷ vật thiêng liêng ông luôn nâng niu, trân trọng.

ky-niem-71-nam-chien-thang-dien-bien-phu-751954-752025-2.jpg

Không chỉ có những người lính trực tiếp tham gia chiến đấu, quân và dân Lào Cai còn có nhiều đóng góp khác vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong suốt 9 năm kháng chiến, Lào Cai đã cùng bộ đội chủ lực chiến đấu hơn 1.100 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 7.700 tên địch, bắn rơi 7 máy bay, thu hàng nghìn vũ khí, phương tiện chiến tranh. Nhân dân trong tỉnh đã huy động hơn 400.000 ngày công, gần 53.000 công ngựa, đóng góp hơn 8.000 tấn thóc, 240 tấn ngô, gạo và gần 356 triệu đồng.

Lào Cai cũng là điểm chốt chặn quan trọng trên tuyến hành quân lên Tây Bắc. Trước sự đánh phá ác liệt của không quân Pháp, bộ đội địa phương và lực lượng vũ trang đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt phỉ, giữ vững hậu phương, bảo đảm thông suốt tuyến đường từ Lào Cai đi Lai Châu, phục vụ đắc lực cho chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cựu thanh niên xung phong Trần Định ở phường Pom Hán, thành phố Lào Cai xúc động kể về những ngày tháo gỡ bom, mìn trên các cung đường hiểm trở như Lũng Lô, Cò Nòi, Pha Đin... chuẩn bị cho chiến dịch. Một tiếng nổ bất ngờ đã cướp đi đồng đội trong tích tắc. Ký ức đau thương ấy trở thành động lực để ông sống trọn đời với trách nhiệm và niềm tự hào của người lính Điện Biên.

ky-niem-71-nam-chien-thang-dien-bien-phu-751954-752025-3.jpg

Tại thị trấn Khánh Yên (huyện Văn Bàn), hai cựu chiến binh Nguyễn Xuân San và Hoàng Văn San cũng là những nhân chứng sống cho tinh thần quyết tử vì Tổ quốc. Ông Nguyễn Xuân San, khi mới 16 tuổi đã là liên lạc viên của Đại đoàn 304, trực tiếp tham gia đánh sân bay Hồng Cúm, đào hầm tiến công đồi A1 - nơi diễn ra trận đánh then chốt của chiến dịch. Những tiếng nổ xé trời báo hiệu giờ phút toàn thắng, nhưng cũng là lúc nhiều đồng đội của ông hy sinh chỉ cách chiến thắng trong gang tấc.

ky-niem-71-nam-chien-thang-dien-bien-phu-751954-752025-4.jpg
Những phần thưởng trong chiến đấu là kỷ vật luôn được cựu chiến binh Hoàng Văn San trân trọng, giữ gìn.

Còn với ông Hoàng Văn San, người con dân tộc Tày, nhớ như in trận chiến chống quân Pháp nhảy dù xuống Mường Thanh. Từ 150 người, đại đội của ông chỉ còn lại 24 người sau trận đánh kéo dài hơn 1 giờ. Sau đó, ông tiếp tục tham gia tiễu phỉ ở Mường Nhé, Mường Nhà, rồi quay lại xây dựng vùng phòng thủ ổn định sau chiến thắng.

baolaocai-br_6133-sao-chep.jpg
Cựu chiến binh Cao Đạt từng tham gia đào hào bao vây phân khu Hồng Cúm trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 71 năm trước.

Cựu chiến binh Cao Đạt ở phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai đã ở tuổi xưa nay hiếm, từng tham gia chiến đấu ở Hòa Bình, Thượng Lào trước khi hành quân lên Điện Biên Phủ. Ông cùng đơn vị đảm bảo thông tin liên lạc, đào hào bao vây phân khu Hồng Cúm, dũng cảm vượt qua bom đạn để đưa hỏa lực vào gần, chia cắt trận địa địch.

Tương tự, ông Nguyễn Công Sứ ở thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng cũng từng bị quân Pháp kết án tử nhưng thoát chết kỳ diệu, sau đó nhập ngũ, được biên chế vào Sư đoàn 304. Tại chiến trường Điện Biên Phủ, ông vừa làm lính thông tin, vừa tham gia chiến đấu trực tiếp ở Hồng Cúm. Sau này, ông còn tham gia biểu diễn văn nghệ, tiếp thêm tinh thần cho đồng đội ngay trên chiến tuyến.

Tất cả câu chuyện, ký ức, những vết thương chiến tranh, nỗi đau mất mát... đều hội tụ trong Chiến thắng Điện Biên Phủ - chiến thắng của lòng quả cảm, của tinh thần yêu nước bất khuất, của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; trong đó, dấu ấn của quân và dân Lào Cai - từ những người lính trực tiếp chiến đấu đến những người dân âm thầm góp sức - là một phần máu thịt không thể tách rời. Chiến thắng đó không chỉ mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, mà còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, góp phần đánh tan chủ nghĩa thực dân cũ. Mỗi dịp tháng 5 về, trong mỗi người lính Điện Biên năm xưa, ký ức lại ùa về, sống động như mới hôm qua.

“Chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”, tầm vóc của Chiến dịch Điện Biên Phủ là bất tử. Lào Cai, với những đóng góp to lớn cả về sức người, sức của và tinh thần chiến đấu bền gan vững chí, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong bản hùng ca đó.

baolaocai-br_4368.jpg
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Lào Cai thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Đồi A1 (ảnh chụp năm 2023).

Lịch sử mãi khắc ghi tên tuổi những người lính, người dân Lào Cai đã góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những ký ức thiêng liêng ấy sẽ tiếp tục được ôn lại, truyền lửa cho thế hệ hôm nay và mai sau, để mỗi chúng ta, dù ở thời bình, vẫn luôn tự hào và biết ơn những người đã “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn” vì một Điện Biên Phủ bất tử trong hồn thiêng dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Cách đây 70 năm, trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thực hiện Nghị quyết của Tổng Quân ủy, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ban hành Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - Tiền thân của Hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam ngày nay.  

Giảm 20% biên chế không bao gồm viên chức giáo dục, y tế ở đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp

Giảm 20% biên chế không bao gồm viên chức giáo dục, y tế ở đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp

Theo Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sa Pa (gồm 10 xã và 6 phường) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: xã Mường Bo, Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn, Ngũ Chỉ Sơn và phường Sa Pa.

Đề xuất quy định tỷ lệ ngân sách nhà nước trong nghiên cứu, phát triển năng lượng nguyên tử

Đề xuất quy định tỷ lệ ngân sách nhà nước trong nghiên cứu, phát triển năng lượng nguyên tử

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, chiều 6/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Đa số các đại biểu cơ bản thống nhất với những nội dung quy định trong dự thảo Luật, song đề nghị cần quy định cụ thể về tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nguyên tử, nhằm đảm bảo nguồn lực ổn định và lâu dài.

[Video] Hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

[Video] Hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

Bắt đầu từ ngày 6/5/2025, toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp được công bố chính thức để lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Dưới đây là các hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013.

[Infographic] 2 xã mới của huyện Si Ma Cai sau khi sáp nhập

[Infographic] 2 xã mới của huyện Si Ma Cai sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 10 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Si Ma Cai (gồm 9 xã và 1 thị trấn) để thành lập 2 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm Si Ma Cai và Sín Chéng.

Luật Nhà giáo phải định rõ tỷ lệ phân bổ giữa giảng dạy và kinh doanh

Luật Nhà giáo phải định rõ tỷ lệ phân bổ giữa giảng dạy và kinh doanh

Sáng 6/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo. Tại hội trường, các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo Luật sau khi chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều, giảm 4 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 8.

fb yt zl tw