Ngày 8/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận nhiều dự án luật quan trọng

Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 8/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội sáng 7/5/2025. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội sáng 7/5/2025. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thanh tra; Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi).

Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Trước đó,trong phiên họp buổi sáng 7/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe: Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Tiếp đó, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 18 đại biểu Quốc hội phát biểu; trong đó, đa số ý kiến đại biểu đánh giá cao và thống nhất với nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các đại biểu tập trung thảo luận về: Chính sách việc làm công; chính sách của Nhà nước về việc làm; về vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì mở rộng việc làm, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc hỗ trợ việc làm cho người lao động là thanh niên, người cao tuổi và các đối tượng yếu thế khác; việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn; về chính sách việc làm đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động; hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; phát triển kỹ năng nghề; trách nhiệm cập nhật tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; thông tin, trình tự đăng ký lao động và cơ sở dữ liệu về lao động, thị trường lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động; những hành vi bị nghiêm cấm; dịch vụ việc làm; doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm; quỹ bảo hiểm thất nghiệp, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp; điều kiện, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp; trách nhiệm thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động; quy định chuyển tiếp…

Bên cạnh đó, một số ý kiến đại biểu cũng đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp, bảo đảm thống nhất với Bộ luật Lao động và các luật có liên quan. Kết thúc phiên thảo luận, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trong phiên buổi chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 trong hệ thống MTTQ các cấp

Tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 trong hệ thống MTTQ các cấp

Ngày 7/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành Kế hoạch 47/KH-MTTQ-BTT tổ chức lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lào Cai về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Xây dựng Đề án, lộ trình từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030 - 2035

Xây dựng Đề án, lộ trình từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030 - 2035

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo số 176-TB/VPTW ngày 25/4/2025 về Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với đại diện Đảng uỷ Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Trung ương về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và định hướng công tác thời gian tới.

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bắc Hà sau khi sáp nhập

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bắc Hà sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 19 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bắc Hà (gồm 18 xã và 1 thị trấn) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm Bắc Hà, Cốc Lầu, Bảo Nhai, Bản Liền, Tả Củ Tỷ, Lùng Phình.

Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã

Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là bước cụ thể hóa quan trọng nhằm đưa chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác cán bộ, chế độ công vụ đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, góp phần xây dựng nền công vụ Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động vì sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân.

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Cách đây 70 năm, trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thực hiện Nghị quyết của Tổng Quân ủy, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ban hành Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - Tiền thân của Hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam ngày nay.  

Dấu ấn Lào Cai

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025): Dấu ấn Lào Cai

Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) là một mốc son chói lọi của dân tộc, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bản anh hùng ca đó, đóng góp của quân và dân Lào Cai - mảnh đất nơi địa đầu Tây Bắc Tổ quốc đã tô đậm thêm trang sử vàng của dân tộc.

Giảm 20% biên chế không bao gồm viên chức giáo dục, y tế ở đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp

Giảm 20% biên chế không bao gồm viên chức giáo dục, y tế ở đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp

Theo Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sa Pa (gồm 10 xã và 6 phường) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: xã Mường Bo, Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn, Ngũ Chỉ Sơn và phường Sa Pa.

fb yt zl tw