Yên Bái: Đặt tên xã, phường gắn với lịch sử, văn hóa, đáp ứng nguyện vọng nhân dân

Sau Kỳ họp thứ 23, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Yên Bái khóa XIX thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh.

100% nhân dân thôn Khe Lóng 3, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên đồng tình, ủng hộ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh giữa Yên Bái và Lào Cai và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
100% nhân dân thôn Khe Lóng 3, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên đồng tình, ủng hộ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh giữa Yên Bái và Lào Cai và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.

Sau sáp nhập, các tên gọi xã, phường mới đều gắn với yếu tố lịch sử, văn hóa và giữ lại tên của các huyện, thành phố, thị xã làm tên xã, phường sau này. Điều này, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân.

Tỉnh Yên Bái hiện có diện tích hơn 6.892 km2; quy mô dân số 941.872 người; có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và 168 đơn vị hành chính cấp xã. Theo phương án sắp xếp, toàn tỉnh Yên Bái sẽ sắp xếp 168 đơn vị hành chính cấp xã (146 xã, 12 phường và 10 thị trấn) thành 51 đơn vị hành chính cấp xã (44 xã và 7 phường), giảm 117 đơn vị hành chính cấp xã (102 xã, 5 phường và 10 thị trấn); tỷ lệ giảm đạt 69,64% số đơn vị. Trong đó, có 5 đơn vị hành chính cấp xã không thực hiện sắp xếp do đủ tiêu chuẩn theo quy định, gồm: Xã Chế Tạo, Lao Chải, Nậm Có (huyện Mù Cang Chải); xã Cát Thịnh (huyện Văn Chấn); xã Phong Dụ Thượng (huyện Văn Yên). Một xã không sắp xếp do đặc thù là Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu.

Mỗi tên gọi địa phương sau sắp xếp ở Yên Bái đều ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các đơn vị hành chính trước khi sáp nhập để đặt tên nhằm hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý. Mặt khác, các tên gọi mới sau sắp xếp sẽ gắn với địa danh và các yếu tố lịch sử, văn hóa để dễ nhận diện.

Người dân Yên Bái cho rằng việc sáp nhập xã, phường là phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và đảm bảo quy định, định hướng của Trung ương. Cử tri đánh giá rất cao việc tỉnh đặt tên theo địa danh văn hóa, lịch sử và giữ lại tên của các huyện, thành phố, thị xã làm tên xã, phường sau này.

Những ngày qua, thông tin sáp nhập tỉnh và địa giới hành chính cấp xã luôn được ông Nguyễn Viết Tính ở phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái quan tâm theo dõi. Sau khi HĐND tỉnh Yên Bái thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường Âu Lâu mới sẽ được thành lập trên cơ sở sáp nhập xã Giới Phiên, Minh Quân, phường Âu Lâu và phường Hợp Minh.

Nhân dân thôn Khe Lóng 3, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên đến khu vực lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh giữa Yên Bái và Lào Cai và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Nhân dân thôn Khe Lóng 3, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên đến khu vực lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh giữa Yên Bái và Lào Cai và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.

Theo ông Tính, việc sáp nhập các xã, phường và lấy tên phường Âu Lâu là chủ trương đúng đắn bởi mang yếu tố lịch sử. Di tích lịch sử Quốc gia bến Âu Lâu là nơi ghi dấu một thời cuộc đấu tranh chống quân xâm lược của quân và nhân dân Yên Bái cũng như của dân tộc Việt Nam. Bến Âu Lâu trước đây là con đường duy nhất đi vào khu vực phía Tây, trấn giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ nơi chỉ là một bến đò nhỏ qua lại của người dân đôi bờ dần dần trở thành điểm nối lớn nhất và thuận tiện nhất với miền Tây Yên Bái và Tây Bắc Tổ quốc. Việc để tên xã mới gắn với yếu tố lịch sử nhằm giúp các thế hệ người dân Yên Bái trân trọng, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử.

Tương tự, theo chủ trương sắp xếp, phường Yên Bái được thành lập trên cơ sở sáp nhập phường Đồng Tâm, Yên Ninh, Minh Tân, Hồng Hà và Nguyễn Thái Học. Theo bà Ngô Thị Quý, người dân phường Yên Ninh chia sẻ, việc để tên phường Yên Bái sau sáp nhập là hợp lý và được nhân dân ủng hộ cao. Bởi tên Yên Bái giúp người dân luôn nhớ, tự hào và thể hiện sự trân trọng lịch sử, truyền thống văn hóa địa phương; đồng thời, giúp người dân sớm thích nghi với hoạt động tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.

Theo Đề án chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Yên Bái, sau sắp xếp Ban chuyên môn giúp việc HĐND cấp xã gồm: Ban Kinh tế - Xã hội và Ban Pháp chế; phòng chuyên môn gồm: Văn phòng HĐND và UBND; Phòng Kinh tế đối với xã hoặc Phòng Kinh tế hạ tầng và Đô thị đối với phường; Phòng Văn hóa - Xã hội; Trung tâm phục vụ hành chính công; giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế và chuyển giao cho chính quyền cấp xã quản lý các trường Trung học cơ sở, tiểu học, mầm non và trạm y tế.

Tổng biên chế giao sau khi chuyển biên chế cấp huyện về xã gồm 4.716; trong đó chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã với 1.270 biên chế; kết thúc hoạt động không chuyên trách cấp xã đối với 1.223 người.

Ông Đặng Thanh Hải, Bí thư Đảng ủy thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình cho biết, chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là chủ trương lớn mang tầm nhìn chiến lược. Việc sắp xếp bộ máy sẽ góp phần hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đem lại hiệu quả tích cực bởi sẽ lựa chọn được đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực, chuyên môn tốt thực hiện nhiệm vụ; từ đó, phát huy mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các mục tiêu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã

Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là bước cụ thể hóa quan trọng nhằm đưa chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác cán bộ, chế độ công vụ đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, góp phần xây dựng nền công vụ Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động vì sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân.

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Cách đây 70 năm, trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thực hiện Nghị quyết của Tổng Quân ủy, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ban hành Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - Tiền thân của Hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam ngày nay.  

Dấu ấn Lào Cai

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025): Dấu ấn Lào Cai

Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) là một mốc son chói lọi của dân tộc, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bản anh hùng ca đó, đóng góp của quân và dân Lào Cai - mảnh đất nơi địa đầu Tây Bắc Tổ quốc đã tô đậm thêm trang sử vàng của dân tộc.

Giảm 20% biên chế không bao gồm viên chức giáo dục, y tế ở đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp

Giảm 20% biên chế không bao gồm viên chức giáo dục, y tế ở đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp

Theo Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sa Pa (gồm 10 xã và 6 phường) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: xã Mường Bo, Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn, Ngũ Chỉ Sơn và phường Sa Pa.

Đề xuất quy định tỷ lệ ngân sách nhà nước trong nghiên cứu, phát triển năng lượng nguyên tử

Đề xuất quy định tỷ lệ ngân sách nhà nước trong nghiên cứu, phát triển năng lượng nguyên tử

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, chiều 6/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Đa số các đại biểu cơ bản thống nhất với những nội dung quy định trong dự thảo Luật, song đề nghị cần quy định cụ thể về tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nguyên tử, nhằm đảm bảo nguồn lực ổn định và lâu dài.

[Video] Hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

[Video] Hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

Bắt đầu từ ngày 6/5/2025, toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp được công bố chính thức để lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Dưới đây là các hình thức tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013.

[Infographic] 2 xã mới của huyện Si Ma Cai sau khi sáp nhập

[Infographic] 2 xã mới của huyện Si Ma Cai sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 10 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Si Ma Cai (gồm 9 xã và 1 thị trấn) để thành lập 2 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm Si Ma Cai và Sín Chéng.

fb yt zl tw