Chính quyền địa phương 2 cấp: Sẽ chuyển 90/99 nhiệm vụ từ huyện xuống xã

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong 99 nhiệm vụ của cấp huyện, có tới 90 nhiệm vụ sẽ được chuyển xuống cấp xã, phường, 9 nhiệm vụ còn lại chuyển lên cấp tỉnh

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu thảo luận tại tổ 5 (gồm các đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, Quảng Nam, Yên Bái)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu thảo luận tại tổ 5 (gồm các đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, Quảng Nam, Yên Bái)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 7/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ 5, làm rõ về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới được sửa đổi vào tháng 2 vừa qua, song khi đó chưa đặt vấn đề xây dựng mô hình chính quyền hai cấp.

Từ chủ trương của các cấp có thẩm quyền, Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện dự luật theo hướng đổi mới tư duy, cải cách thực chất bộ máy chính quyền địa phương và hoạt động công vụ.

“Lần này, Ban soạn thảo quyết định sửa đổi toàn diện, căn bản dự luật với triết lý cải cách, tư duy đổi mới, tiến bộ và phát triển”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đây là thời điểm đặt ra yêu cầu rất cao về quản trị quốc gia, xây dựng mô hình chính quyền hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân, đồng thời hướng đến mục tiêu cải cách nền công vụ.

Một trong những nội dung căn cốt của dự luật là việc xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu), thay cho mô hình 3 cấp hiện nay. Trong đó, đặc khu sẽ tập trung chủ yếu vào 13 huyện đảo.

Bộ trưởng dẫn lại định hướng tại Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương và Kết luận 137 của Bộ Chính trị, trong đó yêu cầu xây dựng mô hình tổ chức bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, lại đáp ứng yêu cầu gần dân, sát dân và phục vụ nhân dân tốt hơn

“Mô hình này vừa mang tính phổ quát, được nhiều quốc gia tiên tiến áp dụng, vừa phù hợp với đặc thù tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam”, Bộ trưởng nói.

Nội dung trọng tâm thứ hai là việc phân định cụ thể thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương theo hướng phân cấp và phân quyền triệt để hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp.

Trong đó, chuyển gần như tuyệt đối nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện hành về cấp xã mới, đồng thời, sẽ tiếp tục phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn từ cấp tỉnh xuống cấp xã.

“Có thể nói, nhiệm vụ của cấp xã mới hiện nay rất nặng. Qua rà soát có 90/99 nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện sẽ chuyển giao cho cấp xã, 9 nhiệm vụ, quyền hạn còn lại của cấp huyện sẽ chuyển cho cấp tỉnh khi tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, bỏ cấp huyện”, Bộ trưởng nói.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ 5 - Ảnh: VGP/Thu Giang
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ 5 - Ảnh: VGP/Thu Giang

Nội dung thứ ba là hoàn thiện triệt để các nguyên tắc phân cấp, phân quyền và ủy quyền. Đây là vấn đề đã được quán triệt trong lần sửa luật hồi tháng 2, giờ được làm sâu sắc, triệt để hơn.

Theo Bộ trưởng, những phức tạp, chồng lấn cần sắp xếp, tổ chức lại. Hiện có tới 152 nhiệm vụ của Thủ tướng quy định trong 286 luật chuyên ngành và có tới 143 luật chuyên ngành quy định thẩm quyền của Bộ trưởng. Ngoài ra, có tới 170 luật/186 luật chuyên ngành đang quy định về chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp huyện.

Theo Bộ trưởng, ngay sau khi Quốc hội bấm nút thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Chính phủ sẽ ban hành khoảng 25 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền.

Sau khi Quốc hội bấm nút thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chính phủ sẽ đồng thời ban hành khoảng 25 nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp.

Nội dung quan trọng thứ tư là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc khi chuyển từ mô hình chính quyền 3 cấp sang 2 cấp. Dự luật có 9 nội dung chuyển tiếp nhằm giải quyết toàn diện các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức lại bộ máy.

Về phương thức xử lý các vấn đề phát sinh là phương thức ủy quyền lập pháp. Theo đó, Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ để Chính phủ ban hành các nghị định triển khai thực hiện việc này thì mới kịp được, nhưng sau 2 năm phải sửa đổi toàn diện tất cả các luật có liên quan.

“Đây là một cuộc cách mạng, một tư duy đột phá của Quốc hội trong việc ủy quyền lập pháp. Đây cũng là thông lệ quốc tế, nhiều nước xử lý các vấn đề như thế này để tháo gỡ những điểm nghẽn, thúc đẩy cho sự phát triển của quốc gia” - bà Trà nói thêm.

Sẽ trình đề án phân loại đơn vị hành chính

Đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, dự kiến sẽ có các tiêu chí để phân loại đô thị, đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 1, 2, 3 phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Cấp xã, phường và đặc khu cũng sẽ được phân loại theo hướng đô thị hoặc nông thôn, nhằm thuận lợi cho quản trị và phát triển địa phương.

Theo baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Đề án, lộ trình từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030 - 2035

Xây dựng Đề án, lộ trình từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030 - 2035

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo số 176-TB/VPTW ngày 25/4/2025 về Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với đại diện Đảng uỷ Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Trung ương về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và định hướng công tác thời gian tới.

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bắc Hà sau khi sáp nhập

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bắc Hà sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 19 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bắc Hà (gồm 18 xã và 1 thị trấn) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm Bắc Hà, Cốc Lầu, Bảo Nhai, Bản Liền, Tả Củ Tỷ, Lùng Phình.

Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã

Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là bước cụ thể hóa quan trọng nhằm đưa chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác cán bộ, chế độ công vụ đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, góp phần xây dựng nền công vụ Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động vì sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân.

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Hải quân nhân dân Việt Nam - 70 năm hành trình giữ biển

Cách đây 70 năm, trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thực hiện Nghị quyết của Tổng Quân ủy, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ban hành Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - Tiền thân của Hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam ngày nay.  

Dấu ấn Lào Cai

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025): Dấu ấn Lào Cai

Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) là một mốc son chói lọi của dân tộc, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bản anh hùng ca đó, đóng góp của quân và dân Lào Cai - mảnh đất nơi địa đầu Tây Bắc Tổ quốc đã tô đậm thêm trang sử vàng của dân tộc.

Giảm 20% biên chế không bao gồm viên chức giáo dục, y tế ở đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp

Giảm 20% biên chế không bao gồm viên chức giáo dục, y tế ở đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp

Theo Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

[Infographic] Các xã, phường mới của thị xã Sa Pa sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sa Pa (gồm 10 xã và 6 phường) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: xã Mường Bo, Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn, Ngũ Chỉ Sơn và phường Sa Pa.

fb yt zl tw