Ảnh chỉ mang tính minh họa. |
Ở thành phố Hồ Chí Minh, gần đây tòa án tối cao đã chấp nhận một vụ kiện chống lại một công ty bán lẻ máy tính ở quận 1 đối với việc vi phạm bản quyền. Công ty máy tính này bị cáo buộc đã tải phần mềm lậu vào một máy tính xách tay Compaq mới được mua tại cửa hàng máy tính của họ trên đường B.T.X, dù cho đã nhận được thư cảnh báo thường xuyên rằng việc bán ra phần mềm lậu sẽ được xem là hành động phạm pháp. Ước tính công ty này đã nhập về hàng ngàn máy tính mới với phần mềm lậu mỗi năm. Tòa án được yêu cầu phải giải quyết vụ kiện trong vòng 4 tháng. Nếu không đàm phán thành công, tòa án sẽ bắt đầu phiên xử với bên cáo buộc công ty máy tính trên và thiệt hại có thể bao gồm trách nhiệm pháp lý đối với các tổn thất của Microsoft và chi phí kiện tụng.
Cũng giống nhưvậy, một số các nhà bán lẻ máy tính khác cũng đang bị điều tra và đang phải đối mặt với các khiếu nại luật pháp do kết quả của việc tải phần mềm lậu vào máy tính mới. Cục quản lý thị trường đã phạt nhân viên ở ba cửa hàng nọ về hành vi tải phần mềm lậu cho dòng máy Lenovo và Acer mới. Hai cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh và một ở Hà Nội. Cục quản lý thị trường cũng kiểm tra ba cửa hàng khác khi các nhân viên ở đây tải phần mềm lậu cho máy tính Lenovo, Acer và Dell.
Cục quản lý thị trường sẽ kiểm tra những cửa hàng máy tính bị cáo buộc là đang bán những phần mềm vi phạm bản quyền của tất cả các phần mềm gốc, bao gồm cả các sản phẩm trong và ngoài nước. Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của máy tính Việt Nam lên đến 83%. Tỉ lệ trung bình ở Châu Á – Thái Bình Dương là 60%. Một số công ty Việt Nam trong liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) đang phải đối mặt với thách thức hằng ngày về các sản phẩm phần mềm vi phạm bản quyền trong cả môi trường công ty và bán lẻ.
Ông Michael Mudd, Luật sư của Liên minh OCA nhấn mạnh: “Liên minh máy tính mở (OCA) ủng hộ quyết định chấp nhận đơn kiện về trường hợp vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ trên của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Theo OCA điều này phù hợp với quyết định 246 của Thủ tướng Chính phủ giúp phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam và Luật SHTT cập nhật năm 2009 để bảo vệ ứng dụng và phần mềm máy tính, mà cụ thể bằng giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được khuyến khích nhờ việc thi hành luật chống lại các hành vi vi phạm SHTT tại Việt Nam. Việc làm này sẽ giúp các nhà đầu tư ngoại mong muốn đưa công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nhờ có được đảm bảo về quyền sở hữu sáng kiến công nghệ. Trường hợp cụ thể này là mốc quan trọng vì là vụ án dân sự đầu tiên được Toà án ghi nhận về hành vi xâm phạm SHTT trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Do vậy đây cũng là động lực gia tăng sự sáng tạo và phát triển phần mềm nội địa và được các chuyên gia phát triển phần mềm Việt Nam chào đón. Vì hơn hết, trường hợp này là minh chứng khẳng định được với các chuyên gia về sự ủng hộ của Luật pháp khi họ có thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”./.