Cả nước có 30 tỉnh, thành phố dạy tiếng dân tộc thiểu số

Để tăng cường tiếng dân tộc cũng như phát huy giá trị văn hoá truyền thống, hiện nay có 30 tỉnh, thành phố tổ chức dạy tiếng dân tộc.

30 tỉnh thành phố triển khai dạy tiếng DTTS

Theo thống kê từ Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ GD&ĐT, hiện cả nước có trên 30 tỉnh, thành phố triển khai dạy tiếng DTTS trong trường phổ thông và tổ chức dạy cho cán bộ công chức, viên chức, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang.

Một tiết học của cô trò Trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp, huyện Điện Biên.

Một tiết học của cô trò Trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp, huyện Điện Biên.

Nhiều tỉnh/thành phố đã ban hành Đề án và Kế hoạch triển khai thực hiện các chính sách nhằm bảo tồn tiếng nói, chữ viết các DTTS, tiêu biểu như tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận,...

Năm học 2022 - 2023 cả nước có 535 trường dạy tiếng DTTS với 4.176 lớp học và 117.699 học sinh. Trong bảy tiếng DTTS đã triển khai dạy học trong trường phổ thông thì tiếng Khmer có quy mô lớn nhất, chiếm 55,7% tổng số trường, 65,6% tổng số lớp, 69,01% tổng số học sinh.

Tiếng Chăm, Jrai, Bahnar, Thái dạy ở cấp tiểu học; tiếng Ê đê, Mông được thực hiện ở cấp tiểu học và THCS; tiếng Khmer được triển khai dạy học ở cả 3 cấp học tiểu học, THCS, THPT. Bên cạnh đó 1 số tiếng DTTS được dạy thực nghiệm như: Chăm Arabic, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Cô, Bru Vân Kiều.

Theo chia sẻ của ông Thạch Song, Trưởng phòng Giáo dục dân tộc - Giáo dục Thường Xuyên, Sở GD&ĐT Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có 11/11 huyện, thị xã, thành phố tổ chức dạy tiếng Khmer cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Ngoài ra còn có 85/93 chùa Phật giáo Nam tông tham gia giảng dạy tiếng Khmer cho học sinh trong thời gian hè. Trường Bổ túc văn hoá Pali Trung cấp Nam Bộ vừa dạy tiếng Khmer, vừa dạy tiếng Pali cho các tăng sinh.

Hằng năm, Sở GD&ĐT Sóc Trăng đã chỉ đạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện tốt việc dạy học tiếng Khmer, đồng thời duy trì tốt các kỳ thi tiếng Khmer như thi viết chữ đẹp môn tiếng Khmer cấp tỉnh, thi học sinh giỏi tiếng Khmer cấp tỉnh lớp 9 và lớp 12.

“Thông qua các kỳ thi nói trên đã góp phần lan tỏa phong trào học tiếng Khmer trong các trường phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh. Sở GD&ĐT cũng phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức sản xuất, phát sóng chương trình “Cùng học tiếng Khmer” trên Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng để thực hiện việc gìn giữ và bảo tồn chữ viết dân tộc thiểu số, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ”, ông Thạch Song cho biết.

Tương tự, tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm đến việc dạy học tiếng Thái và tiếng Mông cho học sinh. Từ năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 phê chuẩn Bộ chữ Thái sử dụng trong công tác dạy chữ dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Theo đó, Sở GD&ĐT đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 08/9/2011 về việc triển khai Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020.

Từ năm 2021-2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có tổng số 351 lớp được mở với 9603 lượt học sinh học tiếng Thái, tiếng Mông tại các trường tiểu học.

Ông Đào Thái Lai, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD&ĐT Điện Biên chia sẻ: “Qua quá trình triển khai dạy học tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái, dân tộc Mông, học sinh được cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Thái, dân tộc Mông góp phần rèn luyện tư duy, hỗ trợ để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác.

Thông qua việc học tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình các em được tìm hiểu thêm, hiểu biết thêm về xã hội, tự nhiên, con người, về phong tục, tập quán, văn hóa của dân tộc, giáo dục tình yêu tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện bảo tồn và phát huy vốn tiếng nói chữ viết của dân tộc”.

Từ năm 2021 - 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có tổng số 351 lớp được mở với 9603 lượt học sinh học tiếng Thái, tiếng Mông tại các trường tiểu học.
Từ năm 2021 - 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có tổng số 351 lớp được mở với 9603 lượt học sinh học tiếng Thái, tiếng Mông tại các trường tiểu học.

100% giáo viên dạy tiếng DTTS của tỉnh Gia Lai đều có trình độ đạt chuẩn

Từ năm 2011, tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 về việc công bố bộ chữ cái và hệ thống âm vần Tiếng Jrai và Tiếng Bahnar, Quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 về việc cho phép dạy học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai ở cấp Tiểu học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Hiện nay, triển khai Quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 11/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc triển khai thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng DTTS trong Chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2023-2030”, Sở GD&ĐT đã triển khai và hướng dẫn các đơn vị thực hiện lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài dạy phù hợp với chương trình và đảm bảo thời lượng là 2 tiết/tuần và phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường.

Theo đó, 100% giáo viên dạy tiếng DTTS của tỉnh Gia Lai đều có trình độ đạt chuẩn, được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng dạy học tiếng DTTS, đội ngũ giáo viên tích cực tham gia sinh hoạt, học tập nâng cao trình độ chuyên môn; dự giờ, thăm lớp; làm đồ dùng dạy học.

Cô R’Com H’Phai – giáo viên dạy tiếng Jrai của Trường Tiểu học Ngô Mây, Huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai chia sẻ: “Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở GD&ĐT quan tâm công tác dạy học tiếng DTTS, Hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo giáo viên dạy tiếng DTTS sử dụng cơ sở vật chất thiết bị hiện có của các môn học và tổ chức sưu tầm, tận dụng các đồ vật: cây cối, hoa, củ, quả, các vật liệu sẵn có tại địa phương để làm đồ dùng dạy học; sử dụng các loại tranh ảnh của các môn học khác và vận dụng linh hoạt để phục vụ cho dạy và học Tiếng Jrai, Bahnar.

Trong các tiết học tiếng Jrai, học sinh hào hứng và yêu thích môn học. Việc dạy học tiếng DTTS giúp các em có hiểu biết về văn hóa dân tộc và thêm yêu tiếng mẹ đẻ của mình”.

Theo cô R’Com H’Phai, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, việc quan tâm dạy học tiếng dân tộc trong các nhà trường là rất quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo tồn vốn ngôn ngữ của dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Cán bộ quản lý tâm huyết

Cán bộ quản lý tâm huyết

26 năm công tác, trong đó có 10 năm làm cán bộ quản lý, thầy giáo Đỗ Hải Tùng được biết đến là người luôn tâm huyết với công việc.

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Vững chuyên môn, hòa đồng, giản dị, đó là nhận xét của Ban Giám đốc, đồng nghiệp và học sinh tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh về cô giáo Chử Thanh Tâm.

fbytzltw