Bất động sản trước sức ép của "cuộc đua tăng trưởng"

Với sức ép từ cuộc đua tăng trưởng GDP, cạnh tranh xúc tiến đầu tư, nhiều địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi sai mục đích nhiều loại đất để phát triển các dự án bất động sản. Trong khi đó, xu thế của hiện tại thì ngay chính các sản phẩm bất động sản lại đang được khuyến khích hướng đến xu thế xanh hóa và hình thành các đô thị thông minh. Vậy, làm sao để mỗi dự án xanh là một viên gạch xây nền móng tương lai?

Không gian xanh bao quanh một khu chung cư ở khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp. Hồ Chí Minh (HOREA) cho rằng, cách ví von “Mỗi dự án xanh như một viên gạch để xây dựng nên nền móng của tương lai” rất đúng với thực tiễn. Bởi lẽ bất động sản xanh ở Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu. Hiện cả nước có hàng nghìn dự án nhưng bất động sản xanh chỉ chiếm số lượng rất nhỏ, rất khiêm tốn.

Theo ông Châu, cần khuyến khích các doanh nghiệp và coi đây là định hướng chiến lược để phát triển thị trường bất động sản nói chung và bất động sản xanh nói riêng. Đó là các công trình hướng đến sử dụng tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, vật liệu thân thiện môi trường. Đối với Nhà nước, đó cũng chính là định hướng về quy hoạch, xây dựng và sự phát triển của các ngành kinh tế. Bởi sự phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển của bất động sản xanh.

“Nếu chủ đầu tư thực hiện dự án bất động sản cao cấp phải dành nhiều diện tích mặt nước và không gian cây xanh trong dự án. Tỷ lệ đó càng cao thì chất lượng, đẳng cấp của dự án càng cao. Đối với các dự án nhỏ hơn cũng cần quan tâm đến yếu tố xanh, thân thiện môi trường để tạo một tổng thể bền vững trong tương lai” - ông Châu phân tích.

Dưới góc nhìn của một kiến trúc sư, ông Hồ Chí Quang lấy đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang) làm dẫn chứng minh họa. Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo, nằm trong vịnh Thái Lan với khí hậu, cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới tuyệt đẹp để phát triển đô thị với mô hình đô thị du lịch chăm sóc sức khỏe là phù hợp. Đây là một hướng đi đột phá, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế và đô thị Phú Quốc gắn với kiến trúc xanh, bền vững, thích ứng ứng với biến đổi khí hậu.

Mặt khác, ông Quang cho rằng, lợi ích kinh tế cho cộng đồng nhân dân khu vực nói chung phải định lượng được. Lợi ích phải được đưa vào quy hoạch, chiến lược, chiến thuật, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm và tiếp thị của điểm đến như một trung tâm thương mại du lịch dịch vụ sức khỏe với nội dung đặc sắc.

Tuy nhiên, vị kiến trúc sư này cũng khuyến cáo, cần khắc phục tình trạng đầu tư quá nhanh và thiếu định hướng bền vững trong kiến trúc, từ việc phân lô nền nhỏ lẻ, manh mún bởi nó đang khiến Phú Quốc mất đi vẻ đẹp hiện có. Các cảnh quan tự nhiên dần mất đi và thay vào đó là những tác động tiêu cực của con người.

Công trình xanh cũng cần được xem là định hướng phát triển các dự án bất động sản. Thế nhưng, mặc dù việc phát triển bất động sản xanh hiện nay được khuyến khích nhưng trên thực tế cũng vẫn còn nhiều rào cản. Đối với việc sử dụng vật liệu thân thiện môi trường phải đi đôi với ứng dụng khoa học kỹ thuật và chi phí. Bởi, chi phí sản xuất ra không hề rẻ so với mặt bằng chung của Việt Nam. Thậm chí, có tình trạng vấn đề ô nhiễm môi trường cũng bắt đầu từ việc sản xuất ra vật liệu thân thiện môi trường.

Các chuyên gia dẫn chứng về việc sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện môi trường như điện mặt trời. Bản chất quá trình sản xuất cũng đã xảy ra ô nhiễm vì khi pin năng lượng mặt trời hết hạn thì việc xử lý vô cùng tốn kém. Đó là một bài toán khó cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Còn nếu chỉ tiêu về môi trường, cây xanh, mặt nước cao quá sẽ làm tăng giá thành của bất động sản. Ước tính, trong một dự án bình thường mà làm theo tiêu chuẩn bất động sản xanh của thế giới và Việt Nam thì giá thành sẽ tăng từ 5 - 15%, tùy theo áp dụng tiêu chuẩn này ở giai đoạn khởi đầu của dự án hay trong quá trình dự án đang được triển khai. Nếu chủ đầu tư triển khai sớm từ giai đoạn đầu chi phí sẽ giảm. Những chi phí này sẽ được cộng vào giá bán và người tiêu dùng sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Cho dù số lượng bất động sản xanh tại Việt Nam vẫn là con số rất khiêm tốn so với tổng các dự án bất động sản nói chung nhưng vẫn rất đáng ghi nhận. Bởi câu chuyện phát triển bất động sản xanh không chỉ là ngày một, ngày hai mà sẽ là cả một quá trình, cần sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Mục tiêu xa hơn là cần nghiên cứu, có biện pháp để nhân rộng mô hình bất động sản xanh nhưng phải giảm thiểu tối đa chi phí nhằm hướng tới nhiều đối tượng khách hàng; trong đó, có cả những người thu nhập thấp cũng được thụ hưởng.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Sông Chảy - 1 trong 3 dòng sông lớn của vùng Tây Bắc bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), dài hơn 300 km, trong đó phần lớn chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai từ huyện Si Ma Cai đến Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên.

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Tại hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức, các đại biểu đã sôi nổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bàn thảo những giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, xuất - nhập khẩu.

Tập trung thiết bị phục vụ thi công cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược

Tập trung thiết bị phục vụ thi công cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược

Để chuẩn bị thi công cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) – Bá Sái, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chủ đầu tư và nhà thầu phía Việt Nam đã chuẩn bị các điều kiện về thiết bị, nhân lực, giải pháp kỹ thuật, sẵn sàng khi dự án có lệnh khởi công.

Gia tăng tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp

Gia tăng tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp

Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên

Thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên

Ngày 29/3/2024, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết số 17/NQ - HĐND về việc thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu làm cơ quan chủ quản.

Tuyến cao tốc có hầm đường bộ lớn thứ tư cả nước chuẩn bị đưa vào khai thác

Tuyến cao tốc có hầm đường bộ lớn thứ tư cả nước chuẩn bị đưa vào khai thác

Sáng tạo trong mô hình huy động vốn, vượt nhiều khó khăn từ dịch bệnh Covid-19, nguyên vật liệu, địa chất phức tạp… khối lượng công việc "khổng lồ" tại dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã được hoàn thành 99% để sẵn sàng hoà mình vào huyết mạch giao thông Bắc - Nam.

fb yt zl tw