Bảo tồn trên 200 loài cây thuốc quý bản địa tại Sa Pa

LCĐT - Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Sa Pa (thuộc Viện Dược liệu, Bộ Y tế) đã thu thập, bảo tồn và đánh giá trên 200 loài cây thuốc bản địa quý phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển dược liệu trong nước.

Bảo tồn trên 200 loài cây thuốc quý bản địa tại Sa Pa ảnh 1
Bảo tồn cây sâm ngọc linh tại Sa Pa.

Với trên 200 loài cây thuốc bản địa quý của núi rừng Hoàng Liên, trong đó có trên 40 loài cây thuốc quý có tên trong danh lục đỏ cây thuốc (2006) và sách Đỏ Việt Nam (2007) được Trung tâm lưu giữ và bảo tồn như các loài thuộc chi sâm (Panax L), bảy lá một hoa (Paris L), ngũ gia bì (Acanthopanax Dence & Planch)... Nhiều loài cây thuốc đã được Viện Dược liệu và Trung tâm nghiên cứu phát triển, khảo nghiệm, nhân giống và tư vấn kỹ thuật cho các đơn vị, hộ dân sản xuất tại các vùng sinh thái phù hợp trong cả nước như cây đảng sâm, hà thủ ô đỏ, ngũ gia bì gai...

Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện nhập nội và tiếp nhận nhiều giống cây thuốc góp phần xây dựng thương hiệu cây dược liệu tại Sa Pa như: Lão quan thảo Nhật, chè Nhật, vân mộc hương, đương quy Nhật, đỗ trọng, actisô, xuyên khung, bạch truật... Hiện nay, với nhu cầu dược liệu trong nước ngày càng tăng, trung tâm đang tiếp tục nhập nội và đánh giá những nguồn gen cây thuốc mới, có tiềm năng về giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế để chuyển giao giống và kỹ thuật cho địa phương và các đơn vị có nhu cầu phát triển sản xuất dược liệu…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

fbytzltw