Bảo Thắng: Điểm sáng trong phòng, chống tảo hôn

LCĐT - Từ 94 trường hợp/năm giảm xuống còn 25 trường hợp/năm, huyện Bảo Thắng đã được coi là điểm sáng về hạn chế tình trạng tảo hôn và đặc biệt là loại hẳn hôn nhân cận huyết thống ra khỏi đời sống. 

So với mặt bằng chung của tỉnh và các huyện, thị xã trên địa bàn, huyện Bảo Thắng có tỷ lệ dân số là đồng bào dân tộc thiểu số thấp hơn cả, với hơn 41%. Tuy nhiên, Bảo Thắng đang có 12 xã, thị trấn thuộc khu vực vùng II và 1 thị trấn (Nông trường Phong Hải) thuộc khu vực III, với 24 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đây cũng là nơi có đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và yêu cầu về dần loại bỏ hủ tục, nhất là tình trạng tảo hôn luôn là nhiệm vụ quan trọng của các xã, thị trấn có liên quan.

Một buổi tuyên truyền phòng, chống tảo hôn của Hội Phụ nữ tại thôn vùng cao huyện Bảo Thắng.
Một buổi tuyên truyền phòng, chống tảo hôn của Hội Phụ nữ tại thôn vùng cao huyện Bảo Thắng. 

Giai đoạn 2014 đến năm 2017, huyện Bảo Thắng có 377 trường hợp tảo hôn (trung bình mỗi năm xảy ra 94 trường hợp), từ năm 2017 đến nay còn 124 trường hợp tảo hôn (trung bình mỗi năm xảy ra 25 trường hợp); điều đáng mừng là trong 5 năm trở lại đây địa phương không xảy ra trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Trong số 124 trường hợp tảo hôn thì xảy ra ở các hộ đồng bào Mông chiếm 72%, đồng bào Dao chiếm 15%, đồng bào Giáy chiếm 8%, còn lại là các dân tộc khác. 

Người dân tham gia các mô hình phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bảo Thắng.
Người dân tham gia các mô hình phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bảo Thắng. 

Dù số trường hợp tảo hôn đã giảm nhanh nhưng điều đáng lo là những năm qua vẫn còn trường hợp kết hôn dưới 13 tuổi (2 vụ việc), 14 trường hợp kết hôn khi mới 14 - 15 tuổi và có 95 trường hợp kết hôn khi mới 16 - 17 tuổi. Ngoài ra, tính từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn huyện Bảo Thắng có 251 trường hợp phụ nữ đơn thân dưới 18 tuổi sinh con, nhiều trường hợp trong số đó là một dạng “ngầm tảo hôn” (đôi vợ chồng trẻ chưa đăng kí kết hôn về sống chung với nhau vì chưa đủ tuổi quy định); có 4 trường hợp mẹ đơn thân có con dưới 15 tuổi và 94 trường hợp sinh con ở độ tuổi 15 - 16 tuổi. 

Đoàn Thanh niên xã Thái Niên tuyên truyền phòng, chống tảo hôn tại Trường THCS xã. Ảnh: Thế Hoàn (xã Thái Niên).

Đoàn Thanh niên xã Thái Niên tuyên truyền phòng, chống tảo hôn tại Trường THCS xã.

                                                                                      Ảnh: Thế Hoàn (xã Thái Niên).

Thời gian qua, để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tảo hôn, cấp ủy, chính quyền huyện Bảo Thắng đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cấp huyện, ban hành nhiều kế hoạch chuyên đề, trong đó, yêu cầu sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội, đội ngũ cán bộ, đảng viên cấp cơ sở đối với công tác phòng, chống tảo hôn. Nổi bật trong các địa phương triển khai tích cực là các xã Thái Niên, Bản Phiệt, Phú Nhuận, Phong Niên và thị trấn Tằng Loỏng, thị trấn Nông trường Phong Hải với việc xây dựng 14 mô hình điểm về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Tham gia mô hình, dưới sự hỗ trợ của cán bộ cơ sở, đoàn thể chính trị - xã hội, các hội viên (hầu hết là phụ nữ) được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, các thông tin, kiến thức về hậu quả do tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống gây ra. Từ hoạt động của các mô hình điểm, ý thức của người dân trên địa bàn về tác hại của tảo hôn, sự cần thiết tham gia ngăn chặn, giảm thiểu tảo hôn đã được nâng lên, nhất là đối tượng thanh thiếu niên.

Bí thư Đoàn xã Thái Niên Nguyễn Thị Hoàn phổ biến kiến thức, quy định phòng, chống tảo hôn trong học sinh (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Bí thư Đoàn xã Thái Niên Nguyễn Thị Hoàn phổ biến kiến thức, quy định phòng, chống tảo hôn trong học sinh (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Ngoài ra, các cấp ủy cũng yêu cầu các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục hội viên, đoàn viên và Nhân dân về phòng, chống tảo hôn; chấp hành chính sách, pháp luật về hôn nhân, gia đình. Cụ thể: Đoàn thanh niên tổ chức diễn đàn, hội thi, trại hè tuyên truyền nội dung dưới hình thức hỏi - đáp về Luật Hôn nhân và Gia đình, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên, học sinh ký cam kết không tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Hội phụ nữ các cấp phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe phụ nữ, chăm sóc trẻ em, về hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Chính quyền các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật và các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tảo hôn...

Bài học kinh nghiệm của Bảo Thắng là tăng cường quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 30/10/2017 của Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cấp ủy, chính quyền các cấp trong phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, cán bộ, đảng viên trong công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, xóa hiện tượng hôn nhân cận huyết thống ra khỏi đời sống. 

Các cán bộ cơ sở tiêu biểu của huyện Bảo Thắng tham gia tuyên truyền pháp luật và phòng, chống tảo hôn được Sở Tư pháp biểu dương. Ảnh: Thế Hoàn (xã Thái Niên).
Các cán bộ cơ sở tiêu biểu của huyện Bảo Thắng tham gia tuyên truyền pháp luật và phòng, chống tảo hôn được Sở Tư pháp biểu dương.                                                             Ảnh: Thế Hoàn (xã Thái Niên).

Trong công tác tuyên truyền đã lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, sát thực với nhóm đối tượng, đặc thù từng cơ sở; đưa nội dung tuyên truyền vào trường học; phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ cơ sở, người có uy tín ở địa phương, các thầy mo, thầy cúng.

Huyện Bảo Thắng cũng chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đồng thời với việc thực hiện các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số kết hợp với phục hồi, bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Một số nơi đã đưa quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn, nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em… vào hương ước, quy ước thôn, tổ dân phố và đưa vào tiêu chuẩn bình xét gia đình văn hóa, thôn văn hóa nên hiệu quả càng được nâng cao hơn.

Với kinh nghiệm và việc tiếp tục áp dụng trên thực tế, vấn đề tảo hôn tại huyện Bảo Thắng đang được các cấp, các ngành, cùng người dân quyết tâm triển khai thực hiện hiệu quả, là điểm sáng trong phòng, chống tảo hôn. 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

fb yt zl tw