Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Những ngày này, người dân dọc tuyến tuyến đường qua trung tâm xã Lương Sơn (Bảo Yên) đang khẩn trương thu dọn cây cối, tháo dỡ cổng nhà, mái hiên trong phạm vi tuyến đường để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công. Theo thiết kế, đoạn qua trung tâm xã được nâng cấp nền đường rộng từ 8 - 12 m, bề rộng mặt đường 6 m. Đồng chí Hoàng Trên Đồn, Chủ tịch UBND xã Lương Sơn cho biết: Để mở rộng tuyến đường, nhiều hộ phải phá bỏ hàng rào, cổng nhà, tuy nhiên, bà con đều đồng thuận với phương án giải phóng mặt bằng, tự nguyện hiến đất để dự án sớm triển khai thi công.

2.jpg

Cùng với Lương Sơn, phong trào hiến đất làm đường đã lan tỏa khắp các xã trên địa bàn. Năm 2023, người dân huyện Bảo Yên đã hiến 248.012 m2 đất; riêng từ đầu năm đến nay, người dân đã hiến 3.450 m2 đất. Từ những nguồn lực quan trọng này, huyện Bảo Yên thực hiện đầu tư nâng cấp 136 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 304,5 km.

Những thành quả trên có được từ một nghị quyết hợp lòng dân - Nghị quyết số 07 ngày 15/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về việc vận động hiến đất, tài sản trên đất để nâng cấp, cải tạo, làm mới các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện.

Để triển khai nghị quyết, một trong những giải pháp được huyện Bảo Yên chú trọng là phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của lãnh đạo, cán bộ, đảng viên; kiên trì thuyết phục, vận động, giải thích cho người dân đồng thuận chủ trương của Nhà nước trong việc hiến đất, tài sản trên đất để mở rộng, làm mới các tuyến đường giao thông nông thôn; tuyên truyền, biểu dương các tấm gương, điển hình tại các cuộc họp tuyên vận, sinh hoạt chi bộ, họp thôn, bản...

Đồng chí Hoàng Quốc Bảo, Bí thư Huyện ủy Bảo Yên cho biết: Những kết quả nổi bật trong phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn góp phần rất lớn vào mục tiêu đưa các xã “về đích” nông thôn mới, tiến tới đạt mục tiêu huyện nông thôn mới vào năm 2025.

3.jpg

Ở huyện vùng cao Mường Khương, những năm qua, kết cấu hạ tầng trên địa bàn tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn còn thiếu, chưa tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhu cầu về đầu tư các công trình trên địa bàn là rất lớn, trong khi ngân sách huyện để đối ứng còn hạn hẹp. Ngoài vấn đề vốn đối ứng, thì việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội còn gặp khó khăn, nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Xuất phát từ yêu cầu đó, để huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới, ngày 18/4/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mường Khương đã ban hành Nghị quyết số 21 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong tuyên truyền, vận động Nhân dân hiến đất, tài sản trên đất để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đồng chí Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: Những năm trước, đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã tích cực hiến đất để mở đường giao thông và xây dựng các công trình công cộng, tuy nhiên, từ khi Nghị quyết 21 ra đời thì phong trào tự nguyện, đồng thuận hiến đất đã lan tỏa rộng khắp nhờ sự thống nhất ý chí, trên dưới đồng lòng.

Huyện ủy Mường Khương đã chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng quán triệt, triển khai các nội dung của nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhằm phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc hiến đất, tài sản trên đất để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Cùng với đó là phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền trong việc vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiến đất; tổ chức tốt hoạt động tiếp xúc, đối thoại, giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan; tập trung tuyên truyền, vận động những tổ chức, cá nhân chưa đồng thuận ủng hộ.

Năm 2023, người dân huyện Mường Khương đã ủng hộ tổng giá trị gần 6 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn, trong đó khoảng 100 triệu đồng, 10.000 ngày công lao động và hơn 150.000 m2 đất, tạo điều kiện cho việc mở mới, nâng cấp nhiều tuyến đường, kết nối các thôn, bản.

Chủ tịch UBND xã Dìn Chin Lý Seo Dín cho biết: Với sự đồng thuận hiến đất của Nhân dân, xã đang triển khai thực hiện 8 km đường giao thông nông thôn, các tuyến đường được mở rộng theo quy chuẩn mới nên diện thu hồi đất khá lớn, tuy nhiên khi triển khai họp dân, bà con đều đồng thuận.

4.jpg

Tại huyện Si Ma Cai, tuyến đường vào trung tâm xã Thào Chư Phìn dài 7,2 km kết nối từ trung tâm xã Sín Chéng đến trung tâm xã Thào Chư Phìn đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ. Những ngày này, mặc dù việc đi lại gặp đôi chút khó khăn nhưng bà con đều hiểu những bất tiện ấy chỉ là tạm thời, bởi chỉ nay mai, khi tuyến đường hoàn thành sẽ mở ra nhiều cơ hội cho người dân nơi đây phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Bí thư Đảng ủy xã Thào Chư Phìn Sùng Seo Hòa cho biết: Là 1 trong 2 xã xa trung tâm huyện nhất, Thào Chư Phìn có nhiều tiềm năng phát triển cây ăn quả, cây dược liệu và du lịch cộng đồng, nhưng chỉ vì giao thông khó khăn nên nhiều năm qua kinh tế chậm phát triển. Vì vậy, khi được xã tuyên truyền, vận động, người dân đều đồng tình hiến đất mở rộng đường.

Ở xã Lùng Thẩn, mặc dù đời sống của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, nhưng năm 2023, xã đã giải phóng mặt bằng đối với 18 hạng mục công trình, dự án, trong đó cả 18 dự án vận động người dân hiến đất, đã có khoảng 288 hộ hiến đất làm đường với tổng diện tích khoảng 90.000 m2.

Đồng chí Lưu Đình Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai cho biết: Sự ra đời của Nghị quyết 30-NQ/HU ngày 3/2/2023 về việc vận động Nhân dân hiến đất, tài sản trên đất để mở rộng, làm mới các tuyến đường giao thông, giai đoạn 2021 - 2025 đã góp phần đẩy nhanh các công trình, dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn do sớm hoàn thành giải phóng mặt bằng.

Để nghị quyết đi vào cuộc sống, tạo sức lan tỏa trong Nhân dân, cấp ủy đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, trong đó vận động cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong thôn, bản gương mẫu làm trước để dân thấy, dân tin và đồng lòng hiến đất. Chỉ sau 1 năm triển khai Nghị quyết 30, đã có 1.260 hộ trên địa bàn hiến 73 ha đất, trị giá 83 tỷ đồng để làm đường giao thông...

5.jpg

Có thể khẳng định, các nghị quyết chuyên đề về hiến đất làm đường giao thông nông thôn ở Bảo Yên, Mường Khương, Si Ma Cai đã thực sự “đúng, trúng, kịp thời” với những đòi hỏi thực tế và thành quả đạt được thời gian qua của các địa phương này, góp phần tạo nên bước đột phá trong bức tranh giao thông nông thôn của tỉnh Lào Cai.

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải, tính từ năm 2021 đến nay, các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thi công, đổ bê tông 730 km trên tổng số 1.359 km đã giao vốn, đạt 53,6%. Đồng chí Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho rằng, những kết quả này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương với những cách làm chủ động, linh hoạt, cùng với đó là sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw