Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho nông sản Lào Cai

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho nông sản Lào Cai

Lào Cai có nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản do sự đa dạng về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu. Việc triển khai đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp là rất cần thiết, giúp tăng giá trị sản phẩm, hàng hóa.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Năm 2020, dứa Mường Khương được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu sản phẩm “Dứa Mường Khương”. Kể từ khi được bảo hộ đến nay, diện tích dứa tăng gần gấp đôi, từ 755 ha lên 1.480 ha và năng suất bình quân tăng từ 250 tạ/ha lên 270 tạ/ha.

3.jpg

Theo đánh giá của UBND huyện Mường Khương, nhãn hiệu sản phẩm “Dứa Mường Khương” được bảo hộ đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy mở rộng thị trường, tạo đầu ra ổn định. Năm 2020, Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu xây dựng nhà máy sản xuất, thu mua dứa Mường Khương để chế biến thành nước ép dứa, thạch dứa đã góp phần nâng cao khả năng thương mại hóa và tăng thu nhập cho người dân.

mk.jpg
Người dân thị trấn Mường Khương thu hoạch ớt làm tương.

Trên địa bàn huyện Mường Khương hiện còn có sa nhân được cấp nhãn hiệu chứng nhận. Quýt Mường Khương, đậu tương vàng, lợn đen, rượu men lá Na Lang, chè Ô Long Cao Sơn được công nhận nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu thông thường có gạo Séng cù, rượu ngô, tương ớt, rượu núi đá...

Một số nhãn hiệu sản phẩm được hỗ trợ bảo hộ đang phát huy giá trị, tạo thương hiệu, tăng giá bán và có đầu ra ổn định trên thị trường, mang lại giá trị kinh tế thiết thực cho địa phương hàng tỷ đồng mỗi năm.

Ông Phạm Đức Trung, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mường Khương

Đối với quýt Mường Khương, sản lượng đạt khoảng 122,25 tấn/năm, giá bán sau khi có nhãn hiệu tăng 5.000 - 10.000 đồng/kg; sản phẩm chè Ô Long - chè búp khô tăng 20.000 - 30.000 đồng/kg. Từ khi xây dựng được thương hiệu, đậu tương, quýt và chè Ô Long Cao Sơn đã tạo ra việc làm cho hơn 2.832 lao động thường xuyên và 500 lao động thời vụ.

2.jpg

Cũng như Mường Khương, các địa phương khác trên địa bàn tỉnh ngày càng quan tâm công tác sở hữu trí tuệ. Toàn tỉnh hiện có hơn 100 nhãn hiệu bảo hộ cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh đang hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu và phát triển chỉ dẫn địa lý cho 16 sản phẩm mới như rau an toàn huyện Bảo Thắng; lợn đen và cá nước lạnh huyện Văn Bàn; cốm và bánh chưng đen huyện Bắc Hà; thanh long ruột đỏ, chuối ngự Hồng Cam, hồng không hạt huyện Bảo Yên; phát triển chỉ dẫn địa lý Thẳm Dương, huyện Văn Bàn.

DSC00523.jpg
Quýt Mường Khương được nhiều siêu thị lớn ở Hà Nội đặt hàng.

Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1246 ngày 24/5/2023 về Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây là cơ sở để triển khai hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp mang địa danh của tỉnh.

Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

DJI_0794.jpg
Nhiều địa phương chú trọng xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Triển khai Quyết định số 1246, nhiều giải pháp được triển khai, trong đó có giải pháp tuyên truyền về giá trị của việc bảo hộ và phát triển nhãn hiệu sản phẩm. Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ, hướng dẫn hàng trăm tổ chức, cá nhân thủ tục đăng ký, xác lập, bảo vệ nhãn hiệu; tổ chức hàng chục hội nghị công bố nhãn hiệu cho sản phẩm. Các nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa của tỉnh được các tổ chức, cá nhân sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Nhãn hiệu được in lên bao bì, tem, nhãn dán lên sản phẩm, in trên phương tiện quảng bá để tuyên truyền tới người tiêu dùng và trở thành hàng hóa được nhiều người biết đến, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong và ngoài tỉnh, đem lại giá trị kinh tế do chênh lệch.

DSC04719.jpg
Nhiều sản phẩm nông sản sau khi được bảo hộ giúp tăng giá trị, tăng thu nhập cho người dân.

Đơn cử như năm 2023, nhãn hiệu “Mận Bắc Hà” giúp sản phẩm mận có giá bán tăng trung bình 2.000 đồng/kg, giúp tăng 6 tỷ đồng/năm; nhãn hiệu tập thể “Su su Sa Pa” giúp sản phẩm su su có giá bán tăng 2.000 đồng/kg, giúp tăng 14,6 tỷ đồng/năm hoặc nhãn hiệu “Vịt bầu Nghĩa Đô” giúp tăng giá bán 5.000 - 6.000 đồng/con... Các sản phẩm được bảo hộ như củ sâm hoàng sin cô (huyện Bát Xát) đã được các nhà máy, công ty lớn như Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình) thu mua, chế biến thành nước giải khát; chè Ô Long Cao Sơn (huyện Mường Khương) được Công ty TNHH Một thành viên Mường Hoa (Sa Pa) sử dụng nhãn hiệu thu mua chè của người dân, thực hiện chế biến, gắn nhãn hiệu đưa sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Đài Loan.

5.jpg

Mặc dù đạt nhiều kết quả nhưng việc xây dựng thương hiệu và bảo hộ nông sản trên địa bàn vẫn bộc lộ những hạn chế. Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết thêm: Một số sản phẩm được bảo hộ nhưng sản phẩm phát triển manh mún, số lượng ít nên chưa thực sự trở thành hàng hóa chủ lực. Nhiều sản phẩm chưa thực hiện quản lý tốt chất lượng, chưa được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và theo đúng quy trình kỹ thuật, chưa có công nghệ chế biến, bảo quản nên chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, ảnh hưởng đến uy tín nhãn hiệu.

4.jpg

Để tiếp tục xây dựng thương hiệu nông sản mang tính cạnh tranh cao trên thị trường, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hồng cho rằng các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã cần phối hợp, tiếp tục quan tâm công tác tham mưu quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa sản phẩm mang nhãn hiệu; đưa nhiệm vụ phát triển các nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp vào chương trình, nghị quyết mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn tới (2025 - 2030) để phát triển sản xuất đảm bảo chất lượng, mang tính ổn định lâu dài. Đồng thời, các địa phương cần quan tâm thu hút đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm, vận động thành lập liên kết các đơn vị bao tiêu sản phẩm mang nhãn hiệu cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch 239/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

fb yt zl tw