Bức tranh kinh tế Lào Cai nhiều điểm sáng

LCĐT - Năm 2022, Lào Cai có những thành công quan trọng trong các lĩnh vực, trong đó bức tranh kinh tế có nhiều điểm sáng.

Các ngành, lĩnh vực duy trì đà tăng trưởng ổn định, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các ngành, lĩnh vực duy trì đà tăng trưởng ổn định, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một trong những điểm sáng từ bức tranh kinh tế của tỉnh là sản xuất nông nghiệp. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu vụ, công tác quản lý giống, phân bón, thời vụ, phòng trừ dịch hại được thực hiện tốt. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2022 đạt 8.866,13 tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 5,34%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào mức tăng chung kinh tế của tỉnh. Cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch đúng hướng, nông nghiệp giảm còn 78%, lâm nghiệp tăng lên 17%, thủy sản chiếm 5%. Giá trị sản phẩm canh tác đạt 90 triệu đồng/ha, tăng 5,9% (tăng 5 triệu đồng/ha) so với năm 2021.

Điểm nhấn là các cây trồng chủ lực theo Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đều có sự phát triển rõ nét và bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Có thể kể đến như vùng sản xuất chè ở các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà; vùng sản xuất dược liệu tại các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát và thị xã Sa Pa; vùng sản xuất chuối, dứa tại các huyện Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng; vùng sản xuất quế tại các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn… Bên cạnh đó, các địa phương tập trung phát triển những sản phẩm tiềm năng như cây ăn quả ôn đới, rau trái vụ, hoa, cây dâu tằm, cá nước lạnh.

Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển biến theo hướng tích cực.
Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển biến theo hướng tích cực.

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, năm 2022, sản xuất nông - lâm - thủy sản của tỉnh tiếp tục duy trì ổn định, khẳng định là trụ cột của nền kinh tế tỉnh. Đây là động lực và kỳ vọng mới cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp xanh trong thời gian tới.

Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp tuy có những khó khăn trong nhập nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm do tình hình thế giới biến động khó lường, bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine và dịch Covid-19, nhưng vẫn duy trì đà tăng trưởng và là trụ đỡ của nền kinh tế. Giám đốc Sở Công Thương - ông Hoàng Chí Hiền cho biết: Nhận diện những khó khăn và kiên định mục tiêu hướng đến, ngành công thương Lào Cai chủ động nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để định hướng, kịp thời hỗ trợ hoặc đề xuất với các cấp, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp duy trì năng lực sản xuất. Các doanh nghiệp cũng đã thực hiện nhiều giải pháp như tăng cường năng lực quản trị, cơ cấu lại lao động, đẩy mạnh chuyển đổi, tăng kết nối để đảm bảo chuỗi cung ứng... Do vậy, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 đạt 46.023 tỷ đồng, bằng 100,1% kế hoạch năm, tăng 11,7% so với năm 2021. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp cả năm đạt 3.700 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch năm, tăng 5,08% so với năm 2021.

Hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành.
Hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành.

Về đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản, được triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra. Đây là kết quả của sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, nỗ lực của các ngành, địa phương trong giải ngân vốn đầu tư công, triển khai chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Một điểm sáng nữa trong bức tranh kinh tế là ngành du lịch vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và đã phục hồi mạnh mẽ. Toàn tỉnh thu hút 4,3 triệu lượt khách du lịch, bằng vượt 7,5% kế hoạch năm, tăng 305,8% so với năm 2021. Doanh thu từ dịch vụ, du lịch đạt 15.130 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch năm, tăng 342% so với năm 2021. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 31.246 tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch năm, tăng 56,3% so với năm 2021.

Thu hút đầu tư tạo động lực phát triển.
Thu hút đầu tư tạo động lực phát triển.

Góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng còn phải kể đến hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn. Ngành ngân hàng đã tích cực thúc đẩy thị trường vốn phát triển, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Nguồn vốn huy động tại địa bàn đạt 40.000 tỷ đồng, tăng 12,3% so với thời điểm 31/12/2021, chiếm 73,3% tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ toàn địa bàn là 53.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương là 51.314 tỷ đồng.

Các ngân hàng đáp ứng nguồn vốn khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Các ngân hàng đáp ứng nguồn vốn khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Công tác cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Công tác văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực: Chất lượng giáo dục - đào tạo, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được thực hiện tốt hơn; công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm bảo đảm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; quốc phòng được giữ vững; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường.

Với sự chủ động trong các quyết sách điều hành, bức tranh kinh tế của tỉnh có nhiều điểm sáng, là tín hiệu tích cực để có thêm quyết tâm và kỳ vọng vào một năm mới, một giai đoạn mới thành công hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Với mong muốn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, giữa các dân tộc, tỉnh Lào Cai đã và đang nỗ lực triển khai hiệu quả các chính sách liên quan đến giảm nghèo, tạo bước đột phá trong giảm nghèo bền vững.

Tuổi già có lương hưu

Tuổi già có lương hưu

Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động. Lương hưu giúp người lao động khi về già vơi đi nhiều nỗi lo về tiền bạc. Đây được coi là nguồn thu nhập ổn định nhất giúp người lao động yên tâm dưỡng già, bảo đảm cuộc sống tốt hơn mà không phụ thuộc vào con cháu.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài cuối)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài cuối)

Lào Cai là tỉnh miền núi, có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Theo tập quán, người dân thường sống ven suối, triền đồi, là nhưng nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đá. Vì vậy, việc tổ chức sắp xếp dân cư, di dời các hộ ở khu vực nguy hiểm có ý nghĩa rất lớn, cần được triển khai một cách đồng bộ và khẩn trương.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Thực tế, nguồn vốn thuộc các chương trình hỗ trợ người dân vùng đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai đã được tỉnh cấp đến các xã nhưng không thể giải ngân vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra còn nhiều khó khăn khác trong quá trình sắp xếp dân cư thuộc các đối tượng kể trên khiến chính quyền các địa phương loay hoay, còn người dân thì vẫn ngày ngày sống trong lo sợ.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Bất an và thấp thỏm là tâm trạng chung của hàng trăm hộ đang sống trong vùng có nguy cơ sạt lở ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong khi người dân mong mỏi được chuyển đến nơi ở mới an toàn và chính quyền địa phương sẵn sàng các phương án di chuyển nhưng đành bất lực chờ đợi, bởi hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn chưa rõ ràng.

Phát triển cây dược liệu bền vững

Phát triển cây dược liệu bền vững

Tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, trong đó chú trọng phát triển các loại dược liệu đặc hữu, dược liệu quý thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Những “sinh viên 5 tốt”

Những “sinh viên 5 tốt”

Như những bông hoa đẹp, “Sinh viên 5 tốt” không đơn thuần là một danh hiệu, một dấu mốc đáng nhớ trong năm tháng tuổi trẻ, mà còn là minh chứng sau hành trình dài nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của những sinh viên, đoàn viên vượt khó, năng động, sáng tạo.

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Chỉ vài quả bóng sắc màu, chiếc bơm và sự khéo léo của đôi tay, sau vài phút, quả bóng bay đơn thuần chợt hóa thành những hình thù bắt mắt, ngộ nghĩnh. Như một xu hướng trong cuộc sống hiện đại, hoa bóng bay (còn gọi là bóng bay nghệ thuật) đang được nhiều người sử dụng để trang trí và làm quà tặng.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra với công tác đoàn và phong trào thanh niên, nhưng không có nghĩa là không có giải pháp khắc phục. Trong quá trình thực hiện bài viết, phóng viên đã ghi nhận ý kiến của một số cán bộ và nguyên cán bộ đoàn về giải pháp giải quyết khó khăn đối với công tác đoàn hiện nay.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Thực tế cho thấy, ngoài nguyên nhân khách quan do nhiều đoàn viên, thanh niên đi học, đi làm xa thì những nguyên nhân như bất cập về cơ chế, chính sách, quy định về độ tuổi, trình độ chính trị đối với cán bộ đoàn, đặc biệt là một số đoàn viên, thanh niên chưa có nhận thức đúng về vai trò của tổ chức đoàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, phong trào đoàn ở cơ sở.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Những năm qua, sự đóng góp của các thế hệ đoàn viên, thanh niên trong sự nghiệp đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất to lớn. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận và thấy rằng, công tác đoàn và phong trào thanh niên đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Không qua đào tạo, không lên kịch bản nội dung, kênh YouTube Cói Lalin của Chảo Mùi Cói, xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) đã sản xuất hơn 1.000 video, nhiều video thu hút hàng triệu lượt xem. 3 năm qua, kênh YouTube của Cói đã trở thành cầu nối cho hàng trăm trường hợp có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ ở quê mình.

Sắc màu chợ phiên Y Tý hấp dẫn du khách bốn phương

Sắc màu chợ phiên Y Tý hấp dẫn du khách bốn phương

Chợ phiên Y Tý (Bát Xát) họp vào thứ 7 hằng tuần, là nơi trao đổi, mua bán, giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc Hà Nhì, Mông, Dao… Đến với chợ phiên Y Tý, nhiều du khách thích thú khi được trải nghiệm không gian văn hóa đầy sắc màu và mua những nông sản tươi ngon mang đậm hương vị núi rừng về làm quà.

“Vàng xanh” trên đất Bảo Yên

“Vàng xanh” trên đất Bảo Yên

Vài năm trở lại đây, một số hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Yên đã phát triển mô hình trồng cây đàn hương trắng. Đây là cây bán ký sinh, mới du nhập từ Ấn Độ, được trồng xen canh với các loại cây trồng khác. Được ví như “vàng xanh”, cây đàn hương trắng đang mở ra kỳ vọng mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân Bảo Yên.

fb yt zl tw