Lào Cai sẵn sàng vận hành “Cửa khẩu số”

Bài 1: Tạo đột phá phục vụ xuất - nhập khẩu

Xác định chuyển đổi số trong quản lý, khai thác hoạt động cửa khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện các nội dung chuyển đổi số của tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, đưa nền tảng cửa khẩu số vào hoạt động. Đây được kỳ vọng trở thành 1 trong 25 sản phẩm đặc sắc trong lĩnh vực chuyển đổi số của tỉnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tỉnh Lào Cai hiện có 2 cửa khẩu quốc tế, trong đó Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành) là khu vực dành cho các hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa, nông sản... Đây là cửa khẩu song phương giữa 2 quốc gia, đóng vai trò rất quan trọng nối vùng ASEAN - Việt Nam và Trung Quốc. Phía Lào Cai, cửa khẩu này có đường nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Cửa khẩu phía Trung Quốc cũng được nối với đường cao tốc đến các khu công nghiệp, thủ phủ tỉnh Vân Nam và phía Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc. Bởi vậy, hoạt động giao thương hàng hóa tại Cửa khẩu Kim Thành được đánh giá là sầm uất nhất nhì khu vực phía Bắc nước ta và tương lai là khu vực Đông Nam Á.

CK1.jpg
Việc đưa vào vận hành “Cửa khẩu số” sẽ tạo đột phá phục vụ xuất - nhập khẩu của Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành.

Tuy nhiên, nhiều năm qua, Cửa khẩu Kim Thành vận hành với cơ chế thực hiện các thủ tục xuất - nhập khẩu hàng hóa thủ công, các lực lượng làm nhiệm vụ độc lập theo lĩnh vực được phân công. Vì vậy, tại đây tồn tại một thực tế là để thông quan hàng hóa, các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu phải khai báo và thực hiện thủ tục hành chính với nhiều lực lượng chức năng trên bản kê giấy hoặc những phần mềm nội bộ khác nhau. Thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa khi thực hiện các thủ tục xuất - nhập khẩu phải nhập lại nhiều lần ở nhiều điểm, gây lãng phí thời gian và công sức của người dân và doanh nghiệp.

CK2.JPG
Nếu duy trì mô hình quản lý hoạt động của cửa khẩu như hiện nay thì doanh nghiệp và người dân sẽ phải thực hiện 18 điểm chạm mới có thể thực hiện thông quan hàng hóa.

Thực tế hiện nay, dù các đơn vị, lực lượng chức năng làm công tác quản lý, vận hành Cửa khẩu Kim Thành và các doanh nghiệp có kho bãi làm thủ tục thông quan hàng hóa đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tác nghiệp, tra soát… nhưng các hệ thống này rời rạc, không có sự liên thông, gắn kết với nhau.

Mặt khác, do các ngành liên quan sử dụng nhiều hệ thống phần mềm độc lập tự “may đo”, không đồng bộ và đóng kín để thực hiện nhiệm vụ tại khu vực cửa khẩu, nên công tác quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá toàn bộ hoạt động tại đây gặp rất nhiều khó khăn, thiếu sự thống nhất về thông tin, có nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề không minh bạch.

CK4.JPG
Nếu không ứng dụng nền tảng “Cửa khẩu số”, việc thu thập thông tin phương tiện, loại hàng xe chở sẽ được thực hiện thủ công gây mất nhiều thời gian thông quan cho phương tiện.

Hiện nay, tại Cửa khẩu Kim Thành, các doanh nghiệp phải thực hiện tới “18 điểm chạm” tức là đến 18 điểm khai báo, làm hồ sơ khi thực hiện các thủ tục hành chính cho một quy trình xuất - nhập khẩu hàng hóa. Cũng chính vì phải qua “18 điểm chạm” đã nảy sinh những vướng mắc, thậm chí phát sinh tiêu cực khiến doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, qua nhiều chỗ, gặp nhiều cơ quan, đơn vị để giải quyết thủ tục hành chính.

Trước tình trạng này, việc xây dựng nền tảng “Cửa khẩu số” tại Cửa khẩu Kim Thành giúp quản lý tổng thể và toàn diện, khoa học, minh bạch hoạt động xuất - nhập khẩu, nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh, công tác cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn. Việc tạo thuận lợi, đẩy nhanh tốc độ thông quan sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đạt trên 10 tỷ USD.

Nền tảng “Cửa khẩu số” Lào Cai được xây dựng với 6 hợp phần: Xây dựng phần mềm cửa khẩu số; cải tạo Nhà A (Nhà kiểm soát liên ngành Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành) làm địa điểm triển khai cổng dịch vụ công trực tuyến (đặt tên là Trung tâm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính); lắp đặt trang - thiết bị, tài sản phục vụ công tác xây dựng “Cửa khẩu số” như mạng LAN và màn hình Led, máy tính, camera AI, loa thông minh...; mua sắm bàn quầy, bàn, ghế làm việc tại Cổng dịch vụ công; cải tạo bãi đỗ xe KB2, Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành; xây dựng thể chế để vận hành, gồm nội quy cửa khẩu để cụ thể hóa trình tự, thủ tục xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh trên nền tảng cửa khẩu số.

Khi ứng dụng thành công nền tảng “Cửa khẩu số” tại các điểm thông quan hàng hóa và làm thủ tục xuất - nhập cảnh, người dân, doanh nghiệp sẽ được cung cấp dịch vụ công trực tuyến để khai báo và xử lý thông tin trên môi trường mạng internet, khi thực hiện hoạt động xuất - nhập khẩu số, điểm chạm phải thực hiện giảm từ 18 xuống còn 4 cho 1 quy trình. Đồng thời, có thể làm thủ tục, tra cứu, theo dõi từ xa và nắm được tình hình đường đi của hàng hóa một cách nhanh chóng, từ đó giảm thiểu thời gian khai báo và công sức dành cho việc thực hiện thủ tục hành chính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất - nhập khẩu.

Ngoài ra, khi triển khai nền tảng “Cửa khẩu số”, doanh nghiệp sẽ dễ dàng khởi tạo tờ khai điện tử và có thể khai báo thông tin mọi lúc, mọi nơi trên 1 hệ thống, quản lý được trạng thái của các tờ khai, vị trí của phương tiện tham gia quá trình xuất- nhập khẩu tại cửa khẩu; nắm được tình hình xuất - nhập khẩu tại cửa khẩu, từ đó đưa ra quyết định chính xác về thời điểm xuất hàng hóa, giúp giảm thiểu rủi ro, nhất là với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu nông sản.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đang phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh làm việc với các bộ, ngành. Các bên đã có sự thống nhất cao về kết nối, chia sẻ các dữ liệu dùng chung, nền tảng cửa khẩu số sẽ sớm đưa vào hoạt động.

Ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh

Ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh cho biết: Công nghệ thông tin sẽ là công cụ quan trọng trong thực hiện cửa khẩu số. Một trong những vấn đề khó thực hiện trong xây dựng nền tảng “Cửa khẩu số” là kết nối dữ liệu với các ngành. Để xây dựng nền tảng “Cửa khẩu số”, Lào Cai tập trung xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, trọng tâm là tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, hình thành một điểm dừng duy nhất (One stop), đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Để khai thác hết tiềm năng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Trung du, miền núi phía Bắc, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Sông Chảy - 1 trong 3 dòng sông lớn của vùng Tây Bắc bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), dài hơn 300 km, trong đó phần lớn chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai từ huyện Si Ma Cai đến Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên.

fb yt zl tw