[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (phần 1)

Sông Hồng (hay Hồng Hà, còn có các tên gọi khác là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 556 km. Ngược sông Hồng từ cửa Ba Lạt (Thái Bình) - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả lên Lào Cai - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt có hơn 30 cây cầu đã bắc qua sông.

Dưới đây là hình ảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng từ địa phận tỉnh Thái Bình ngược lên tỉnh Phú Thọ.

baolaocai-c_1cau-song-hong.jpg
Cầu vượt sông Hồng nối giữa huyện Tiền Hải (Thái Bình) - Giao Thủy (Nam Định) với tổng số vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, có chiều dài 1,4 km. Đây là một hạng mục trong dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình nằm trong quy hoạch tuyến đường bộ ven biển Bắc - Nam.
baolaocai-c_2cau-tan-de.jpg
Cầu Tân Đệ trên Quốc lộ 10, vượt qua sông Hồng, kết nối giữa tỉnh Nam Định (làng Tân Đệ - xã Mỹ Tân - huyện Mỹ Lộc) và tỉnh Thái Bình (xã Bách Thuận - huyện Vũ Thư). Cầu khánh thành vào ngày 8/2/2002, đây được coi là một trong những công trình cầu bê tông cốt thép lớn và khó khăn nhất cả nước tại thời điểm xây dựng.
baolaocai-c_3cau-thai-ha.jpg
Cầu Thái Hà nối liền 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam. Cầu nằm trên tuyến đường kết nối từ đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Tên cầu được ghép hai từ đầu tên của tỉnh Thái Bình và Hà Nam.
baolaocai-c_4cau-hung-ha.jpg
Cầu Hưng Hà, phía Bắc thuộc địa bàn xã Phương Chiểu, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, đầu còn lại thuộc địa bàn xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tên cầu ghép hai từ đầu tên của hai tỉnh Hưng Yên và Hà Nam.
baolaocai-c_img-8329.jpg
Cầu Yên Lệnh nằm trên đoạn trùng của 2 tuyến Quốc lộ 38 và Quốc lộ 38B, bắc qua sông Hồng nối tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hà Nam. Trục giao thông của cầu thuộc vành đai 5 của Thủ đô Hà Nội và là tuyến đường giao thông phân luồng cho xe quá cảnh vào Thủ đô Hà Nội từ Quốc lộ 1 đi Hải Phòng cũng như một số tỉnh Đông Bắc và ngược lại (Ảnh: Báo Hưng Yên).
baolaocai-c_6thanh-tri.jpg
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hồng. Bên cạnh ý nghĩa biểu tượng cho công cuộc phát triển đô thị, cầu Thanh Trì nắm giữ vai trò chiến lược trong bản đồ giao thôngThủ đô.
baolaocai-c_4cau-hung-ha.jpg
Cầu Vĩnh Tuy là một trong những cây cầu bắc qua sông Hồng trên địa bàn Thủ đô, phía đầu cầu phía trung tâm Hà Nội nằm ở địa phận phường Vĩnh Tuy, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên.
baolaocai-c_8-chuong-duong.jpg
Cầu Chương Dương là công trình giao thông trọng điểm - cửa ngõ phía Đông Thủ Đô Hà Nội, kết nối hai bờ sông Hồng. Trong suốt 3 thập kỷ qua, cây cầu chính là một chứng nhân lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển, đổi mới của đất nước và là một phần lịch sử đầy ý nghĩa của Thủ đô.
baolaocai-c_9-long-bien.jpg
Cầu Long Biên được chính quyền Pháp khởi công xây dựng ngày 12/9/1898 với mục đích kết nối giao thông, dễ dàng khai thác thuộc địa. Cầu Long Biên được ví như “chứng nhân lịch sử”, nơi cùng Thủ đô Hà Nội trải qua bao thăng trầm, biến cố và là địa điểm tham quan, chụp ảnh, hấp dẫn du khách với kiến trúc cổ kính, cảnh quan đẹp.
baolaocai-c_5-cau-nhat-tan.jpg
Cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 9,17 km, trong đó phần cầu chính là 3,9 km. Cầu Nhật Tân là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam. Cầu Nhật Tân được xây dựng có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lưu thông phát triển kinh tế của Thủ đô. Việc xây cầu Nhật Tân kết nối với tuyến đường Nhật Tân tạo nên tuyến huyết mạch thống nhất giữa sân bay quốc tế Nội Bài và trung tâm thành phố Hà Nội (Ảnh: Báo Tuổi trẻ).
baolaocai-c_11-thang-long.jpg
Cầu Thăng Long chính thức được khởi công xây dựng ngày 26/11/1974, từng được đánh giá là công trình có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Xô. Lịch sử hình thành và ý nghĩa mà cây cầu này mang lại cho sự phát triển của nền kinh tế Hà Nội.
baolaocai-c_12vinh-thinh.jpg
Cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng có chiều dài hơn 5 km nối liền thị xã Sơn Tây của Hà Nội với huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc, là cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam. Cầu Vĩnh Thịnh khởi công từ cuối tháng 11/2011 và tới tháng 6/2014, cầu Vĩnh Thịnh được chính thức khánh thành đưa vào hoạt động cho đến nay.
baolaocai-c_13-van-lang.jpg
Cầu Văn Lang (cầu Việt trì - Ba Vì) nối Hà Nội với Phú Thọ. Cầu dài 1,5 km giúp người dân 2 bên bờ sông không còn phải đi phà qua sông.
baolaocai-c_14-phong-chau-truoc-khi-sap.jpg
Cầu Phong Châu (trước khi sập) đã từng là cây cầu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Công trình dài hơn 375 m khánh thành năm 1995. Sáng 9/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi), cầu Phong Châu đã bị sập. Ngày 15.11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông Vận tải để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới, chậm nhất đến ngày 31.12.2025 phải hoàn thành dự án
baolaocai-c_15-cau-cao-toc-noi-bai-lao-cai.jpg
Cầu Sông Hồng thuộc cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nối giữa hai xã Hoàng Cương (huyện Thanh Ba) với Sai Nga (huyện Cẩm Khê), tỉnh Phú Thọ.
baolaocai-c_16-ngoc-thap.jpg
Cầu Ngọc Tháp bắc qua sông Hồng trên tuyến đường Hồ Chí Minh, nối thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
baolaocai-c_17-ha-hoa.jpg
Cầu Hạ Hòa là công trình giao thông trọng điểm giai đoạn 2006 - 2010 được khởi công từ tháng 9/2007. Đây là công trình trọng điểm của tỉnh Phú Thọ, nối hai bờ tả, hữu sông Thao gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hạ Hòa, vùng phía Bắc của tỉnh Phú Thọ.

Còn tiếp...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Yên Bái được định hướng trở thành đô thị hai bên sông Hồng, là “trái tim” của vùng Tây Bắc, làm cầu nối giao thương của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trong văn bản gửi VEC, Bộ Xây dựng cũng cho biết, ngày 12/3/2025, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1997/VPCP-CN về việc đầu tư dự án mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính làm rõ nguồn vốn cho dự án (bao gồm cả nguồn vốn VEC có thể huy động) để nghiên cứu phương án đầu tư dự án.

Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng. Đây là trục kinh tế đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển kinh tế của tỉnh; kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

fb yt zl tw