13 dự án BOT giảm gần 100 năm thu phí

Việc điều chỉnh giảm thời gian thu phí các dự án là do giá trị quyết toán giảm so với tổng mức đầu tư ban đầu, và sự biến động của lưu lượng xe.

Bộ Giao thông Vận tải vừa thực hiện điều chỉnh hợp đồng 21 dự án BOT sau khi có thỏa thuận quyết toán từng phần hoặc toàn bộ giai đoạn xây dựng, gồm 19 dự án đường bộ và 2 dự án hàng hải.

Trong 19 dự án đường bộ, có 13 dự án được giảm thời gian thu phí tổng cộng là 92 năm 3 tháng; 4 dự án điều chỉnh tăng thời gian 24 năm 5 tháng.

Cụ thể, dự án xây dựng quốc lộ 1 đoạn tránh TP Thanh Hóa được giảm thời gian thu phí nhiều nhất là 20 năm một tháng. Công trình này có tổng mức đầu tư ban đầu là 822 tỷ đồng, dự kiến thu phí 27 năm 8 tháng. Sau khi quyết toán, tổng đầu tư giảm xuống 718 tỷ đồng, thời gian thu phí giảm còn 7 năm 7 tháng.

Quốc lộ 1 đoạn tránh TP Biên Hòa (Đồng Nai) là dự án giảm thời gian thu phí thấp nhất với 4 tháng (từ 13 năm một tháng xuống 12 năm 9 tháng).

Theo ông Vũ Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ PPP (Bộ Giao thông Vận tải), việc điều chỉnh giảm thời gian thu phí là do giá trị quyết toán giảm so với tổng mức đầu tư ban đầu và sự biến động của lưu lượng xe; các tuyến đường này có lượng xe đi lại nhiều hơn so với dự kiến.

Theo quy định mới, nhà đầu tư không lập dự án đầu tư mà việc này được tiến hành bởi Bộ Giao thông. Trong bước lập dự án, tổng vốn đầu tư và lưu lượng xe chỉ là tạm tính nên không thể chính xác chi phí thực tế. Hàng năm, Tổng cục đường bộ sẽ đếm xe trên các tuyến đường để tính toán lại thời gian thu phí.

“Trong quá trình vận hành của các dự án, Bộ Giao thông sẽ tiến hành rà soát lại doanh thu, lưu lượng xe thực tế làm căn cứ để điều chỉnh từng hợp đồng BOT. Do vậy, sau khi quyết toán, nhiều công trình giảm thời gian thu phí so với dự kiến ban đầu là chuyện hết sức bình thường”, ông Tuấn Anh nói.

Trong số 4 dự án BOT được kéo dài thời gian thu phí, dự án cầu Mỹ Lợi, quốc lộ 50 kéo dài nhiều nhất là 16 năm 2 tháng (từ 28 năm 4 tháng lên 44 năm 6 tháng). Ông Vũ Tuấn Anh cho biết việc kéo dài thời gian thu phí chủ yếu do lưu lượng xe sụt giảm, doanh thu thực tế thấp hơn nhiều so với phương án tài chính trong hợp đồng BOT.

Từ năm 2011 đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã huy động được hơn 186.000 tỷ đồng đầu tư 62 dự án đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT và BT, gồm 58 dự án BOT với tổng mức đầu tư hơn 170.000 tỷ đồng và 4 dự án BT với mức đầu tư trên 16.000 tỷ đồng.

Các dự án BOT đã xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hơn 4.400 km đường bộ và hơn 94 km cầu; góp phần nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 và quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên) từ 2 lên 4 làn xe, khai thác sớm hơn một năm so với kế hoạch.

(Theo VnExpress)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

fb yt zl tw