Nỗ lực đưa âm nhạc cổ điển đến gần công chúng trẻ

Nỗ lực đưa âm nhạc cổ điển đến gần công chúng trẻ ảnh 1

Nghệ sĩ Lưu Đức Anh biểu diễn tại chương trình hòa nhạc Evolution Vol.2 - Hành trình âm nhạc qua bốn thời kỳ.

Tốt nghiệp từ những trường đào tạo âm nhạc danh giá thế giới, không ít sinh viên Việt Nam ở lại xứ người để có cơ hội phát triển trong môi trường chuyên nghiệp, song vẫn có những tài năng lựa chọn về nước để được cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà. Trong số đó có nghệ sĩ pi-a-nô trẻ Lưu Đức Anh và những người bạn cùng chí hướng. Bằng những hoạt động âm nhạc mới mẻ, ấn tượng, họ đã và đang góp phần lan tỏa tình yêu âm nhạc cổ điển đến với công chúng Việt Nam, nhất là với những người trẻ.

Chúng tôi được thưởng thức phần biểu diễn của nghệ sĩ Lưu Ðức Anh lần gần đây nhất vào những ngày cuối tháng 3 trong chương trình hòa nhạc Evolution Vol.2 - "Hành trình âm nhạc qua bốn thời kỳ". Trong không gian của Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom, Hà Nội, nơi diễn ra triển lãm số "Lặng yên rực rỡ" với 50 tác phẩm của hai đại danh họa thế giới là Clốt Mô-nê (Claude Monet) và Pi-e Bôn-nác (Pierre Bonnard), Lưu Ðức Anh cùng những đồng nghiệp trẻ đã đưa người xem đi qua bốn không gian của bốn thời kỳ âm nhạc khác nhau: tiền cổ điển, cổ điển, lãng mạn, hiện đại. Những phong cách âm nhạc riêng biệt được thể hiện trên nền tranh số làm nên sự gặp gỡ ấn tượng giữa âm nhạc và hội họa, mang đến trải nghiệm mới lạ cho người xem. Ðảm nhận vai trò trưởng ban tổ chức chương trình, nghệ sĩ Lưu Ðức Anh chia sẻ đây là mô hình hòa nhạc đặc biệt mà anh đã muốn thực hiện từ lâu. Sự kết hợp giữa biểu diễn âm nhạc và triển lãm, sắp đặt giúp khán giả như được bước vào một bảo tàng âm nhạc sống. Thay vì phải ngồi liên tục suốt vài tiếng để nghe nhạc như thường thấy, khán giả được di chuyển qua các không gian tách biệt cùng âm nhạc, từ đó được làm mới lại tâm lý nghe và suy ngẫm, so sánh về từng thời kỳ âm nhạc khác nhau. Theo một cách nào đó, mô hình này vừa tạo hiệu ứng biểu diễn, vừa có ý nghĩa giáo dục khi có thể mang đến những cảm nhận toàn diện hơn về các khía cạnh của âm nhạc cổ điển...

Tốt nghiệp thủ khoa bậc đại học và cao học chuyên ngành biểu diễn pi-a-nô tại Nhạc viện Hoàng gia Li-e-gơ (Bỉ), tiếp đó là khóa nâng cao tại Học viện âm nhạc Man-mô (Thụy Ðiển), cộng thêm việc sở hữu những giải thưởng quốc tế uy tín từ nhiều lần biểu diễn ở những sân khấu lớn tại Bỉ, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Ðiển, Ba Lan, I-ta-li-a, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản..., Lưu Ðức Anh có đầy đủ khả năng để có thể phát triển bản thân ở những kinh đô âm nhạc lớn trên thế giới. Ðiều bất ngờ là nghệ sĩ trẻ sinh năm 1993 này đã quyết định về nước khởi nghiệp. Trên hành trình này, Lưu Ðức Anh tìm được nhiều tài năng âm nhạc cùng chung chí hướng.

Cuối năm 2017, bốn người bạn bao gồm: Dương Vũ Minh, nhạc trưởng Nguyễn Phú Sơn, hai nghệ sĩ pi-a-nô Lưu Ðức Anh và Nguyễn Ðức Anh đã thành lập tổ chức âm nhạc Maestoso để tạo cầu nối chung giữa các nghệ sĩ Việt Nam ở trong và ngoài nước nhằm gìn giữ và giới thiệu những giá trị của âm nhạc cổ điển đến với khán giả Việt Nam. Cả bốn thành viên sáng lập đều đã có thời gian học tập tại nước ngoài và cùng chung khát vọng có thể mang những tinh hoa của âm nhạc thế giới đóng góp cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam nói chung và môi trường âm nhạc cổ điển trong nước nói riêng. Thời gian đầu, họ gặp khá nhiều khó khăn vì nhân lực còn hạn chế, vừa phải lo biểu diễn, vừa phải tổ chức, sắp xếp sân khấu, kết nối khán giả... Tuy nhiên, sự quan tâm và hưởng ứng tích cực từ công chúng đã thôi thúc họ không ngừng nỗ lực. Với tiêu chí đưa âm nhạc cổ điển tới công chúng một cách gần gũi nhất mà vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản của thể loại, Maestoso đã ghi dấu ấn với nhiều buổi diễn chất lượng ở Nhà hát Lớn Hà Nội, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cùng chuỗi chương trình biểu diễn ở một số nhà thờ tại Hà Nội. Các nghệ sĩ kỳ vọng những hoạt động với hình thức này sẽ giúp công chúng, nhất là những người trẻ dần hình thành thói quen nghe nhạc cổ điển, từ đó từng bước nâng tầm văn hóa thưởng thức âm nhạc cổ điển trong nước.

Lưu Ðức Anh chia sẻ, để tạo ra môi trường cho âm nhạc cổ điển, không chỉ biểu diễn hay tổ chức biểu diễn mà còn cần đào tạo và giảng dạy. Cũng vì lẽ đó mà năm 2018, ngay sau khi về nước, Lưu Ðức Anh quyết định "đầu quân" cho Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, trở thành một trong những giảng viên trẻ tuổi nhất. Năm 2019, anh mạnh dạn thành lập Trường âm nhạc Inspirito để hiện thực hóa mong muốn được ươm mầm những tài năng âm nhạc cổ điển cho đất nước. Ý tưởng của anh nhanh chóng được nhiều nghệ sĩ trẻ hưởng ứng, cùng tham gia vào đội ngũ giảng dạy và tổ chức, biểu diễn âm nhạc. Ðó là nghệ sĩ xen-lô Phan Ðỗ Phúc, tốt nghiệp xuất sắc chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành xen-lô với nhiều giải thưởng danh giá ở Mỹ; nghệ sĩ pi-a-nô Hoàng Hồ Thu, tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc tại Học viện Âm nhạc Lít-dơ Phê-ren (Hung-ga-ri); nghệ sĩ Nguyễn Quỳnh Trang, tốt nghiệp chuyên ngành pi-a-nô và sư phạm âm nhạc Nhạc viện Các-ru-he (Ðức); nhạc trưởng Nguyễn Phú Sơn, tốt nghiệp chuyên ngành Chỉ huy dàn nhạc tại Nhạc viện Man-hem (Ðức)... Họ đã đi thật xa nhưng là để trở về góp sức và cống hiến cho sự phát triển của âm nhạc cổ điển quê hương.

Những năm gần đây, sự gia tăng của những buổi biểu diễn âm nhạc hàn lâm, sự xuất hiện của những tài năng nhí, sự quan tâm đầu tư hơn của các bậc cha mẹ đối với việc học nhạc của con em mình... chính là những tín hiệu tích cực về sự chuyển mình của âm nhạc cổ điển trong nước. Ðiều này càng thôi thúc, củng cố thêm niềm tin cho những nghệ sĩ trẻ đang bền bỉ trên hành trình đưa âm nhạc cổ điển Việt Nam từng bước khẳng định vị thế trong dòng chảy âm nhạc thế giới.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

fb yt zl tw