Yện Bái nỗ lực xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Trong những năm gần đây, các cấp ủy, chính quyền địa phương ở Yên Bái đã nỗ lực xây dựng và phát triển đời sống văn hóa (ĐSVH) tại các khu dân cư, tạo điều kiện tốt hơn cho người dân địa phương tham gia vào các hoạt động nghệ thuật và văn hóa. Một trong những thành tựu đáng kể là việc thành lập các câu lạc bộ văn hóa và nghệ thuật tự nguyện ở khắp các khu dân cư.
 Mục tiêu của việc xây dựng ĐSVH ở khu dân cư là tạo ra một môi trường sống lành mạnh và phát triển cho cộng đồng.
Từ việc đầu tư vào hạ tầng văn hóa, như nhà văn hóa, thư viện, các sân khấu ngoài trời và cơ cấu các trung tâm văn hóa, đến việc tổ chức các hoạt động nghệ thuật và văn hóa thường xuyên, tỉnh đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cư dân tham gia vào các hoạt động này.
Một trong những thành tựu đáng kể của Yên Bái là việc thành lập các câu lạc bộ văn hóa và nghệ thuật tự nguyện ở khắp các khu dân cư. Những buổi giao lưu văn hóa nghệ thuật được các câu lạc bộ tổ chức thường xuyên. Điều này đã góp phần tăng cường ĐSVH tinh thần, đồng thời thúc đẩy sự phát triển văn hóa trong cộng đồng. 
Ngoài ra, tỉnh cũng đã tập trung vào việc tổ chức các sự kiện văn hóa và nghệ thuật đa dạng, như các chương trình nghệ thuật nhân dịp đón năm mới, các ngày kỷ niệm, cũng như nhiều lễ hội văn hóa độc đáo ở khắp các địa phương trong tỉnh, nhiều hoạt động văn nghệ đường phố đã mang đến không khí tươi vui trong cộng đồng. Những sự kiện này không chỉ mang lại niềm vui và thư giãn cho cư dân địa phương, mà còn thu hút du khách và tạo điểm nhấn cho văn hóa địa phương. 
Bà Trần Thị Hoa - tổ 4, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái chia sẻ: "Vài năm trở lại đây, phong trào văn hóa văn nghệ ở các khu phố phát triển mạnh mẽ, không nói đâu xa, phố tôi cũng có đến 2 câu lạc bộ dân vũ. Chúng tôi tập luyện mỗi buổi tối vừa là thư giãn, vừa là thể dục nhẹ nhàng với những bài múa, bài nhảy được chị em tự biên đạo. Thỉnh thoảng chúng tôi tham gia giao lưu giữa các khu phố, kinh phí xin được tài trợ hoặc chị em tự đóng góp. Mọi người vui vẻ lắm! Giờ buổi tối mà tôi không đi tập là cảm thấy thiếu thiếu”. 
Cùng với đó, các địa phương trong tỉnh đã thúc đẩy giáo dục văn hóa cho trẻ em. Qua việc đầu tư vào các chương trình giáo dục nghệ thuật và văn hóa trong trường học, đảm bảo rằng thế hệ trẻ được truyền cảm hứng và có cơ hội phát triển tài năng nghệ thuật của mình. Cùng với đó, những hình thức tổ chức đám cưới gọn nhẹ, tiết kiệm xuất hiện ngày càng nhiều, được dư luận ủng hộ. 
Việc tổ chức tang lễ chu đáo, bảo đảm vệ sinh, xóa bỏ dần các tập tục lạc hậu đã trở nên phổ biến ngay cả trong cộng đồng dân cư đồng bào dân tộc thiểu số. Hay các lễ hội đều diễn ra lành mạnh, bên cạnh phần lễ là phần hội với các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống sôi động… 
Hầu hết các cộng đồng dân cư đã gắn xây dựng khu dân cư tiên tiến với xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa. Trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” nhân dân đã đóng góp tích cực vào "Quỹ Tình thương”, "Quỹ Vì người nghèo”; xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Phong trào "Ngày Vì người nghèo”, "Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo” ở các cộng đồng dân cư đã giúp cho hàng trăm, hàng nghìn hộ nghèo sửa chữa hoặc xây mới được nhà ở. 
Các mô hình tín dụng - tiết kiệm, thanh niên làm kinh tế, nông dân sản xuất giỏi, đã giúp hàng nghìn hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Các cộng đồng dân cư cần gắn xây dựng khu dân cư tiên tiến với xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa; khơi dậy nét đẹp ĐSVH mới trong cộng đồng dân cư. 
Ở nhiều địa phương tổ chức các cuộc tọa đàm sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các vị chức sắc tôn giáo, các tổ dân phố, hoặc cộng đồng dân cư cùng tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng Quy ước văn hóa, hương ước góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn có chọn lọc, đổi mới và phát triển những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần trong cuộc sống những cách sống lỗi thời, lạc hậu; xây dựng và hình thành lối sống văn minh, đấu tranh ngăn chặn sự thẩm lậu của văn hóa độc hại, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới. 
Phong trào xã hội hóa văn hóa đã khơi dậy nét đẹp trong ĐSVH ở cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh. Nếp sống mới, văn minh, hiện đại từng bước được hình thành và bén rễ sâu trong các gia đình, cộng đồng dân cư, đơn vị. Sự tham gia rộng khắp, tự giác của đông đảo nhân dân tạo nên những nét đẹp mới trong chuẩn mực văn hóa và trong nhân cách con người Việt Nam như: nếp chào cờ đầu tuần nơi công sở, nếp văn minh công sở, gia đình văn hóa, khu phố, xóm văn hóa, đường phố văn hóa, chợ văn minh, khu dân cư xanh - sạch - đẹp.
Nỗ lực xây dựng ĐSVH ở khu dân cư Yên Bái đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương và đóng góp vào sự phát triển bền vững của tỉnh. Qua việc tạo ra môi trường sống văn minh, phát triển nghệ thuật và tạo điểm nhấn văn hóa, Yên Bái đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho cả cư dân địa phương và du khách. Với những nỗ lực này, Yên Bái đang tiếp tục khẳng định mình là một địa điểm văn hóa đáng để khám phá và trải nghiệm.
Thanh Ba

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw