Vữa xây dựng thân thiện với môi trường

Thay vì dùng xi măng gây ô nhiễm môi trường, các công trình xây dựng có thể dùng loại vữa mới vừa thân thiện với môi trường, vừa có khả năng chống cháy nổ rất cao...

Đó là công trình nghiên cứu "Một số tính chất của vữa polyme vô cơ sau khi nung đến 1000oC" của 4 sinh viên (Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Tuấn Tạo, Hoàng Trung Thông, Vũ Hoài Sơn), Trường Đại học GTVT Hà Nội. Công trình nghiên cứu này giúp nhóm sinh viên đạt giải nhất Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2011.

Nhóm trưởng Nguyễn Quang Dũng cho biết, quá trình sản xuất vữa, bê tông polyme rất đơn giản. Quan trọng là tỷ lệ trộn thích hợp và có thể sử dụng máy trộn xi măng truyền thống để thực hiện. Cơ chế của chất kết dính mới này là quá trình polyme hóa các thành phần dioxit silic trong chất thải. Chất thải chủ yếu là tro bay nhiệt điện đã qua sơ tuyển bằng công nghệ thổi gió phân ly từ nguồn tro nhiệt điện thải của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (Hải Dương) để tạo ra lực dính kết, hình thành bộ khung vô cơ bền vững và có khả năng chịu lực.

Qua nghiên cứu, nhóm sinh viên nhận thấy, chất kết dính polyme hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tế. Bởi nguồn nguyên liệu để sản xuất chất kết dính "xanh" này dồi dào, ước tính mỗi năm nhà máy nhiệt điện thải ra hàng triệu tấn chất thải. Giá cả của sản phẩm cũng không đắt hơn xi măng truyền thống (70% so với xi măng truyền thống) và hoàn toàn có thể đưa vào sử dụng cho tất cả các công trình xây dựng.

"Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh các dự án nhà cao tầng và đang ở giai đoạn đầu triển khai các dự án công trình hầm giao thông. Vì vậy, việc nghiên cứu các vật liệu xây dựng mới có khả năng chịu được nhiệt độ cao nhằm từng bước ứng dụng cho kết cấu công trình, nhất là công trình hầm là rất cần thiết để bảo đảm phát triển kinh tế. Hơn nữa việc tận dụng chất thải này là vấn đề cấp bách ở Việt Nam để bảo vệ môi trường sống, đồng thời thu lợi nhuận từ việc bán quota khí thải (ít nhất 25 euro/tấn)"- Vũ Hoài Sơn chia sẻ.

Hiện bốn chàng trai vẫn tiếp tục hoàn thiện công trình nghiên cứu để tìm ra ưu, nhược điểm của vữa, bê tông polyme và các phương pháp khắc phục. Hoàn thiện, nhóm sẽ quảng bá rộng rãi về một loại vật liệu xây dựng mới bảo đảm hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Công nghệ hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vậy phải làm sao để phát triển công nghệ nhằm mục tiêu không chỉ thúc đẩy kinh tế, mà còn phải tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

fbytzltw