Việt Nam là thị trường bán lẻ trọng điểm ở châu Á - Thái Bình Dương

Báo cáo của WGSN cho thấy Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhãn hàng. Trong đó, thương hiệu nội địa đang chiếm được cảm tình lớn từ người tiêu dùng.

Người Việt Nam đang ngày càng ưu tiên chọn mua những mặt hàng có xuất xứ trong nước.

Trong báo cáo mới công bố, công ty dự báo xu hướng tiêu dùng WGSN gọi Việt Nam là thị trường tăng trưởng trọng điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đối với các thương hiệu và nhà bán lẻ trong năm 2023.

Đơn vị này cho biết Việt Nam đã nổi lên như điểm đến ưa thích của các công ty đa quốc gia vì ít xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất trong thời kỳ đại dịch. Số lượng công ty khởi nghiệp cũng đã tăng gấp đôi kể từ khi bắt đầu dịch Covid-19 đến giữa năm 2022.

Cùng với đó, những cải tiến về cơ sở hạ tầng logistics góp phần thúc đẩy ngành thương mại điện tử của Việt Nam ước đạt giá trị 49 tỷ USD vào năm 2025.

Theo các chuyên gia của WGSN, Việt Nam sẽ sớm trở thành nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và là một trong những quốc gia có kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á trong năm 2023, với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến khoảng 6,2%.

Đáng chú ý, khảo sát của McKinsey & Company hồi đầu năm cũng cho biết có đến 70% người trẻ thuộc thế hệ Millennials (những người sinh năm 1981-1996) ở Việt Nam tỏ ra lạc quan về tương lai kinh tế của đất nước. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia châu Á mà đơn vị này khảo sát.

Bà Helen Sac, Giám đốc tư vấn khu vực châu Á Thái Bình Dương của WGSN cho biết: "Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tin tưởng vào các nhãn hiệu và sản phẩm nội địa với 76% số người thích hàng hóa mang thương hiệu nội địa và "Made in Vietnam" hơn các thương hiệu nước ngoài."

Cũng như Dự báo hàng năm của WGSN về Người mua sắm tại Châu Á, năm 2023, mô hình chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng Việt Nam sẽ bao gồm hai yếu tố đặc trưng: một mặt là theo đuổi sự hài lòng ngay tức thì, một mặt là nỗ lực tăng cường tiết kiệm.

Để giữ chân người mua sắm trong năm 2023, các thương hiệu và doanh nghiệp được khuyến nghị nên kết hợp các kênh trực tiếp và trực tuyến một cách liền mạch bằng cách đầu tư vào hiện diện trực tuyến, khám phá hình thức dịch vụ "click and collect" (đặt hàng trực tuyến và nhận tại cửa hàng), thanh toán tại cửa hàng cho các đơn hàng trực tuyến và nâng cấp đa dịch vụ.

Người tiêu dùng Việt Nam đang đón nhận sự tiện lợi và dễ dàng của thanh toán số. Các thương hiệu cần bắt đầu tích hợp thanh toán số và các phương thức thanh toán đa dạng trên các kênh để giảm thiểu những vấn đề phát sinh và tăng tỉ lệ chuyển đổi, vì xu hướng sử dụng tiền mặt sẽ giảm trong những năm tới.

Ngoài ra, việc tăng giá trị của một thương hiệu thông qua các chương trình thành viên hoặc quan hệ đối tác khách hàng thân thiết với các thương hiệu liên quan cũng sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp đáp ứng mô hình chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng Việt Nam.

Theo Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai hưởng ứng Giờ trái đất 2025

Lào Cai hưởng ứng Giờ trái đất 2025

Với thông điệp “Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh”, Giờ Trái đất 2025 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang các phương thức phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, hướng tới một tương lai xanh cho hành tinh. Sự kiện tắt đèn trong 1 giờ hưởng ứng Giờ Trái đất sẽ diễn ra từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, thứ Bảy, ngày 22/3/2025.

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Sau thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, thời gian gần đây, Bảo Thắng nổi lên là một trong những địa phương có tiềm năng, phát triển sôi động với sự kiện Phố Lu được công nhận là đô thị loại IV, hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện, việc triển khai quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng qua Bảo Thắng và dự án Cảng hàng không Sa Pa chuẩn bị khởi công đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư bất động sản.

Giữ thị trường cho nông sản Việt

Giữ thị trường cho nông sản Việt

Người tiêu dùng trên toàn thế giới ngày càng chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, bảo vệ sức khỏe con người… Vì lẽ đó, nông sản Việt Nam muốn giữ vững được thị trường, cạnh tranh được với nông sản các nước thì càng phải quản lý tốt chất lượng và tuân thủ tiêu chí phát triển xanh theo xu hướng toàn cầu.

OPEC+ dự kiến tăng sản lượng dầu mỏ từ tháng 4/2025

OPEC+ dự kiến tăng sản lượng dầu mỏ từ tháng 4/2025

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, hay còn gọi là OPEC+ dự kiến sẽ khôi phục một phần sản lượng dầu mỏ đã bị cắt giảm vào tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi tổ chức này hạ giá dầu, chuyên gia Jason Prior phụ trách bộ phận giao dịch dầu mỏ của Bank of America Corp. cho biết, OPEC+ đã tạm ngừng cung cấp một phần sản lượng dầu mỏ vào năm 2022.

Ứng phó với diễn biến phức tạp của thị trường thế giới

Ứng phó với diễn biến phức tạp của thị trường thế giới

Thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên 3 xu hướng rõ rệt: “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho các công cụ thuế quan được sử dụng trở lại; bảo hộ thị trường thông qua các biện pháp kỹ thuật, rào cản thương mại hay các biện pháp phòng vệ thương mại; các động thái chính sách khó đoán định khiến chuỗi cung ứng và sản xuất bị xáo trộn, tổn thương, thậm chí đứt gãy.

fb yt zl tw