Việt Nam chi 1,6 tỷ USD nhập khẩu, nhiều trái cây cao cấp thành hàng giá rẻ

Một thùng kiwi nhập khẩu trọng lượng 3,5kg giá bán chỉ 150.000 đồng, tức gần 43.000 đồng/kg. Thế nhưng, tại chợ Việt không chỉ kiwi mà nhiều loại trái cây nhập khẩu từ cao cấp nay thành hàng giá rẻ bán la liệt.

Chị Phạm Kim Tuyến - đầu mối bỏ sỉ trái cây ở Hoàng Mai (Hà Nội) - rao bán kiwi vàng nhập khẩu từ New ZeaLand với giá 150.000 đồng/thùng trọng lượng 3,5kg áp dụng cho khách mua từ 10 thùng trở lên.

Còn với khách đặt 1 thùng giá 190.000 đồng, đặt 2 thùng giá 180.000 đồng/thùng, đặt 5 thùng giá 170.000 đồng/thùng. Tính ra, mỗi 1kg kiwi nhập khẩu có giá từ 49.000 - 54.000 đồng/kg tùy số lượng khách mua mỗi lần.

Chị Tuyến cho biết, đây là kiwi vàng nhập khẩu từ New ZeaLand, size 22 quả/thùng. Mỗi thùng trọng lượng 3,5kg, quả cứng, chín ngọt chứ không phải hàng loại. Trước kia, size kiwi này thường có giá 400 - 500 nghìn đồng/thùng. Nay kiwi giảm mạnh thành hàng giá rẻ, chỉ vài chục nghìn đồng 1kg bán ê hề chợ Việt.

Kiwi đổ bộ chợ Việt với giá bán siêu rẻ .

“Đây là mức giá rẻ nhất kể từ khi loại trái cây này được nhập khẩu về Việt Nam”, chị nhận xét. Thậm chí, có ngày chị chạy sỉ lấy số lượng giá dao động từ 130.000 - 140.000 đồng/thùng (khoảng 37.000 - 40.000 đồng/kg). Do đó, lượng kiwi bán ra bình quân mỗi ngày lên tới gần 1.000 thùng.

Khoảng 2 tuần nay, kiwi vàng nhập khẩu phủ sóng khắp các chợ online lớn nhỏ. Một thùng kiwi 3,5kg giá bán lẻ dao động từ 190.000 - 250.000 đồng.

Tương tự, kiwi ruột đỏ Đài Loan trước kia các cửa hàng thường bán với giá 200.000 - 250.000 đồng/hộp 400 - 500gram. Cùng trọng lượng này, nay giá chỉ còn 40.000 - 45.000 đồng/hộp.

Ngoài kiwi còn nhiều loại trái cây nhập khẩu cao cấp một thời nay thành hàng bình dân, tấp nập khách mua bán.

Đơn cử, táo Envy - loại táo nhập khẩu có có giá đắt đỏ nhất tại thị trường (không tính táo Nhật Bản) khi người tiêu dùng phải chi từ 200.000 - 350.000 đồng để mua 1kg tùy loại. Nay, loại táo nhập khẩu này (size 5 quả/kg) được nhiều cửa hàng rao bán số lượng lớn, giá từ 70.000 - 90.000 đồng/kg. So với thời điểm cách đây 2 - 3 năm, giá chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3.

Loại táo Cherub - giống táo không quá giòn đanh nhưng vị cực đậm - nay cũng được nhiều cửa hàng rao bán với giá 45.000 - 50.000 đồng/kg.

Hay nho sữa Vân Nam khi mới xuất hiện có giá 250.000-350.000 đồng/kg - là một trong những loại trái cây có giá đắt đỏ nhất của Trung Quốc bán tại thị trường Việt Nam. Thế nhưng năm nay, loại trái cây này đổ bộ chợ Việt với giá siêu rẻ. Hiện tại, chỉ cần bỏ ra 60.000 - 70.000 đồng, người tiêu dùng có thể mua được 1kg nho sữa quả to, căng bóng ở các sạp chợ.

Lựu Tunisia cũng từng là một trong những loại trái cây nhập khẩu được xếp vào phân khúc cao cấp với giá bán 170.000 - 250.000 đồng/kg. Song, vài tháng trở lại đây, loại lựu này rớt giá còn 35.000 - 50.000 đồng/kg.

Chỉ 10 tháng năm 2023, nước ta chi 1,6 tỷ USD nhập khẩu các loại rau quả.

Trao đổi với PV.VietNamNet, anh Nguyễn Văn Nam, quản lý chuỗi cửa hàng trái cây lớn tại Hà Nội, cho biết, bất kỳ mặt hàng nào cũng vậy, khi cung nhiều giá sẽ rẻ, đặc biệt cung càng nhiều giá sẽ càng rẻ.

Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, nước ta nhập khẩu rất nhiều loại trái cây. Trong đó, một số loại trái cây ở Việt Nam không trồng được, hoặc có sản lượng nhỏ. Ban đầu hàng nhập về ít, nguồn cung hiếm giá sẽ đắt đỏ. Khi nguồn hàng dồi dào, nhập số lượng lớn giá tự động hạ nhiệt.

Đặc biệt, vài năm trở lại đây nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do, thuế nhập khẩu rau quả gần như giảm về 0%. Do đó, giá trái cây cũng giảm khá mạnh do không phải chịu thuế.

“Nhiều loại trái cây nhập khẩu giá giảm mạnh, rẻ ngang trái cây nội địa”, anh nói. Người tiêu dùng lại chuộng trái cây nhập khẩu hơn. Trái cây nhập khẩu giờ giá càng rẻ nên lượng bán ra tăng mạnh.

Như nho sữa, có ngày chuỗi cửa hàng anh quản lý bán tới 400-500 thùng. Kiwi dịp này số lượng bán ra gấp đôi nho sữa, nhân viên ngồi chốt đơn hàng mỏi tay vì 1 thùng 3,5kg giá chỉ 230.000 đồng.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 10/2023, nước ta chi hơn 1,6 tỷ USD để nhập khẩu các loại rau quả. Trung bình mỗi tháng, giá trị nhập khẩu mặt hàng này lên tới 160 triệu USD.

VietNamNet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ổn định thị trường dịp nghỉ lễ

Ổn định thị trường dịp nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dự báo lượng người đi chơi, du lịch dịp này sẽ tăng cao, việc tiêu thụ hàng hóa cũng sẽ tăng theo nhu cầu của người tiêu dùng tại các điểm du lịch trong tỉnh như thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai… Trước thực tế đó, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã tổ chức tăng cường kiểm tra, kiểm soát thường xuyên nhằm ổn định thị trường.

Đồ dùng học sinh made in Việt Nam chiếm ưu thế

Đồ dùng học sinh made in Việt Nam chiếm ưu thế

Mùa tựu trường năm học 2024 - 2025 đang đến rất gần, đây cũng là thời điểm thị trường đồ dùng học tập trở nên sôi động nhất trong năm. Theo tìm hiểu của phóng viên, tại các siêu thị, cửa hàng sách trên địa bàn thành phố Lào Cai như: Siêu thị sách mặt trời; Siêu thị sách Lào Cai; Nhà sách Phương Anh, Nhà sách Lâm Thụ, siêu thị Go Lào Cai..., đồ dùng học tập hàng made in Việt Nam đang chiếm ưu thế lớn với nhiều chủng loại, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh.

fbytzltw