Về miền “gạo trắng nước trong”

LCĐT - Chuyến bay từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) hạ cánh xuống sân bay Cần Thơ chỉ mất hơn hai tiếng đồng hồ. Chúng tôi ngồi nhâm nhi cà phê ở cảng Cần Thơ, gần bến Ninh Kiều - nơi giao nhau giữa sông Hậu và sông Cần Thơ trong một buổi chiều mưa rả rích. Vùng đất trong câu ca dao xưa: “Cần Thơ gạo trắng nước trong/Ai đi đến đó lòng không muốn về” như níu bước chúng tôi.

4h30’ hôm sau, chuông đồng hồ kêu “Reng! Reng!”. Lời hẹn của các đồng nghiệp Báo Cần Thơ từ tối hôm trước khiến chúng tôi cứ thao thức, hồi hộp đợi trời nhanh sáng để lên thuyền thăm chợ nổi Cái Răng. Từ lâu, hình ảnh của chợ nổi Cái Răng - một trong những chợ nổi độc đáo nhất miền Tây Nam Bộ khiến chúng tôi cứ ao ước một lần được đến đây. Trời tang tảng sáng, chiếc xuồng đã rè rè nổ máy rẽ sóng trên sông đưa chúng tôi từ bến Ninh Kiều xuôi dòng nước đục. Bác lái xuồng nhiều năm đưa khách du lịch ngắm cảnh sông nước Cần Thơ bảo: Ở Tây Bắc có chợ phiên vùng cao, thì miền Tây Nam Bộ có chợ nổi mang bản sắc riêng. Gọi là chợ nổi, vì hoạt động trao đổi, mua bán diễn ra ở ghe, thuyền trên mặt sông. Chợ nổi Cái Răng là chợ đầu mối nông sản lớn nhất miền Tây này. Các ghe, thuyền từ khắp các tỉnh miền Tây mang hoa quả thơm ngon của vùng miệt vườn trù phú đến đây, bán cho các ghe, thuyền to, hay còn gọi là ghe bầu chuyên thu mua hàng với số lượng lớn, rồi lại mang đến nơi khác bán, thậm chí ngược dòng lên tận đất Campuchia.

Hoạt động mua bán nông sản diễn ra tấp nập trên chợ nổi Cái Răng.
Hoạt động mua bán nông sản diễn ra tấp nập trên chợ nổi Cái Răng.

6 giờ, mặt trời đã bắt đầu lên, cũng là lúc chợ nổi Cái Răng nhộn nhịp nhất. Hàng trăm ghe, thuyền lớn, nhỏ đậu kín một đoạn sông dài gần nửa cây số. Các xuồng nhỏ chở đầy ắp hoa quả, nào là bưởi da xanh, chôm chôm, xoài cát, dừa xiêm, măng cụt, bí đỏ, dưa hấu, dứa... neo đậu san sát nhau. Gió lồng lộng mặt sóng. Tiếng cười nói, trao đổi, mua bán diễn ra rất náo nhiệt. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy ở mỗi chiếc ghe xuồng đều cắm một cây sào, treo lủng lẳng các loại rau, củ, quả trên đó. Bác lái xuồng cười: Thay vì rao bán, quảng cáo các mặt hàng, chủ các ghe, thuyền chỉ cần dùng sào treo những sản phẩm cần bán lên cao để mọi người dễ nhìn thấy và tìm đến giao dịch. Cây sào đó ở đây bà con gọi là cây bẹo, còn ghe nào cắm sào gọi là ghe bẹo. Thì ra là thế.

Thăm chợ nổi Cái Răng, tôi ấn tượng nhất là các bà, các chị lái xuồng nhỏ trên sông nước mênh mông dễ dàng như lái xe đạp trên đường phố. Bà Lóng, một người phụ nữ dáng gầy gầy, bận chiếc áo bà ba màu nâu, năm nay đã ngoài 60 tuổi, nhưng lướt xuồng bán hoa quả cho khách du lịch trên sông Cái Răng cứ vun vút khiến tôi bái phục. Xuồng đang chạy thẳng, vụt cái bà đẩy tay rẽ lái đuôi tôm sang ngang, chiếc xuồng quay đánh roẹt trên mặt sông nước làm sủi bọt trắng, chỉ vài phút sau, thuyền của bà đã chặn đầu, áp sát chiếc xuồng lớn chở đầy du khách. Những cảnh “cua góc” như thế ở vùng sông nước này đã trở nên quen thuộc, còn với chúng tôi, chẳng khác gì cảm giác mạnh lúc lái xe đổ đèo Ô Quy‎ Hồ giữa sương mù Sa Pa.

Trên chợ nổi Cái Răng buổi sớm, ngoài hoạt động trao đổi, mua bán nông sản, còn có những bữa sáng phục vụ ngay tại thuyền. Sau một đêm vượt sông hàng chục, thậm chí cả trăm cây số về đây, những chủ xuồng tranh thủ ăn bát hủ tiếu, bánh canh nóng, uống ly cà phê hay cốc đậu nành, rồi ngồi trò chuyện với nhau. Chẳng phải đi đâu xa, những món ăn đó được các cô, các chị nấu sẵn trên xuồng nhỏ chở đến phục vụ tận nơi, với lời mời ngọt môi, thức ăn vẫn còn nóng hôi hổi, bụng no rồi vẫn muốn ăn thêm vài bát... Chợ nổi Cái Răng hôm nay là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách khắp nơi. Chúng tôi gặp những đoàn du khách từ các nước châu Á, châu Âu về đây, ai cũng tỏ ra rất vui và hào hứng khi được trải nghiệm cảm giác ngồi ghe máy đuôi tôm khám phá chợ nổi buổi sớm.

Trò chuyện với chúng tôi, mấy đồng nghiệp Báo Cần Thơ bảo, chợ nổi Cái Răng những năm gần đây vẫn nhộn nhịp, nhưng so với ngày trước thì không tấp nập bằng. Nguyên nhân là vì giờ đây, đường giao thông ở Cần Thơ không còn khó khăn nữa mà đã thuận lợi hơn, nên ô tô đi từ nơi này sang nơi khác khá dễ dàng. Mặc dù vậy, chợ nổi nói chung, chợ nổi Cái Răng nói riêng vẫn là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu của miền Tây Nam Bộ.

Những cơn mưa nhỏ vẫn rả rích rơi, nhìn lục bình dập dềnh trôi, những người phụ nữ nón lá, áo mưa lặng lẽ lái xuồng vượt sóng trên sông Cần Thơ mà thương miền “Gạo trắng nước trong” da diết...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw