Ukraine đổi chiến thuật nhằm cản bước Nga giành thêm lãnh thổ mới

Business Insider dẫn lời một chuyên gia quân sự cho rằng, việc Ukraine thay đổi chiến thuật có thể khiến Nga gặp khó khăn trong việc đạt được bước tiến mạnh mẽ trên chiến trường trong thời gian tới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cuối năm ngoái, Ukraine tuyên bố sẽ đầu tư gần 500 triệu USD để xây dựng các công sự dọc biên giới với Nga và tạo ra mọt tuyến phòng thủ sâu rộng hơn ở khu vực phía Đông Donbass. Những công sự này có thể đóng vai trò là vị trí dự phòng trong trường hợp Nga đạt được tiến bộ lớn.

Tuyến phòng thủ răng rồng của Ukraine tại Kupiansk.

Riley Bailey, nhà phân tích Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, nói rằng hệ thống phòng thủ của Ukraine có thể khiến các lực lượng Nga gặp khó khăn khi tấn công trực diện vào các vị trí cố thủ.

“Vấn đề đối với Nga trong cuộc xung đột này là tấn công một khu vực của Ukraine khó hơn việc bảo vệ khu vực đó. Nga đã nhiều lần gặp trở ngại để đạt được bước tiến trên chiến trường. Những công sự mới của Ukraine có thể sẽ khiến mục tiêu có thêm bước ngoặt của Nga trở nên khó khăn hơn”, ông Bailey cho hay.

Hoạt động tấn công khó khăn ở Ukraine

Trong cuộc chiến trên bộ, hoạt động tấn công thường khó hơn hoạt động phòng thủ. Các chuyên gia đánh giá rằng điều này đặc biệt đúng trong cuộc xung đột Nga - Ukraine. Theo ông Bailey, điều này một phần là do địa hình bằng phẳng và số lượng lớn máy bay không người lái trên bầu trời.

Patrick Bury, nhà phân tích quân sự tại Đại học Bath của Anh, cho rằng, hoạt động phòng thủ dễ dàng hơn vì Nga và Ukraine phần lớn có những vũ khí giống nhau và cả hai bên đều có lúc rơi vào tình trạng thiếu vũ khí.

“Mọi chuyện có thể sẽ khác nếu các nước NATO cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Ukraine, nhưng năng lực phòng thủ dường như đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột”, ông Bury cho biết.

Các chuyên gia quân sự khác cũng đồng tình rằng, Ukraine cần có nhiều vũ khí hiện đại hơn để giành được ưu thế trên chiến trường.

Ukraine đã gặp nhiều trở ngại để đạt được tiến bộ lớn trong cuộc phản công vào mùa hè, sau khi Nga dành nhiều tháng để thiết lập hệ thống phòng thủ bao gồm mìn, răng rồng và chiến hào. Những tuyến phòng thủ này đã cản bước các loại vũ khí tiên tiến của Ukraine như xe tăng.

Nga khó giành thêm lãnh thổ mới

Mặc dù vậy, Nga cũng gặp khó khăn trong việc giành thêm lãnh thổ mới ở Ukraine. Sau khi không giành được quyền kiểm soát thủ đô Kiev của Ukraine trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt, Moscow đã tập trung nỗ lực chiến đấu ở phía Đông. Dù có lợi thế về nhân lực và pháo binh, các cuộc tấn công của Nga trong năm 2023 vẫn chưa đạt được bước ngoặt lớn.

Chuyên gia Bailey cho rằng, Ukraine xây dựng thêm công sự mới sẽ khiến việc đưa ra chiến lược chiến đấu của Nga trong thời gian tới trở nên khó khăn hơn. Nếu Ukraine không có hệ thống phòng thủ sâu rộng, Nga có thể dễ dàng tiến về phía trước sau khi giành được một khu vực. Tuy nhiên, một tuyến phòng thủ vững chắc hơn của Ukraine sẽ ngăn chặn điều đó, khiến Moscow khó tiến công ngay cả sau khi kiểm soát một vùng lãnh thổ. “Có thể Nga sẽ phải tính toán lại về cách giành lãnh thổ ở Ukraine”.

“Thời gian gần đây, Ukraine đã tiến hành nhiều cuộc tấn công thành công hơn so với Nga”, ông William Alberque, Giám đốc chiến lược, công nghệ và kiểm soát vũ khí tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế, đánh giá.

Tuy nhiên, hiện tại Ukraine đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt đạn dược và vũ khí, trong khi Nga có hỏa lực mạnh hơn đáng kể. Viện trợ quân sự cho Ukraine đang bị hạn chế khi kho vũ khí của NATO đã cạn kiệt đáng kể từ khi xung đột nổ ra và Mỹ cũng chưa thể phê duyệt gói viện trợ mới cho Kiev.

Một binh sĩ Ukraine cho biết, việc thiếu vũ khí và đạn dược ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tấn công của quân đội Ukraine. “Bây giờ chúng tôi không có đủ nhân lực và trang thiết bị để tiến hành nhiều cuộc tấn công. Vì vậy, mục tiêu chính hiện tại của chúng tôi là giữ vững những vị trí đang có”.

Ukraine chuyển sang "phòng thủ tích cực"

Ông Bailey cho rằng, Ukraine sẽ không từ bỏ mục tiêu giành lại toàn bộ lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát. Các quan chức Ukraine cho biết, Ukraine đang xây dựng một kế hoạch phản công lớn trong năm 2024 nhờ bảo toàn phần lớn vũ khí do phương Tây cung cấp, cũng như chờ thêm vũ khí sẽ được hỗ trợ trong năm nay, đặc biệt là máy bay chiến đấu F-16.

“Yếu tố hạn chế là loại vũ khí nào Ukraine có thể nhận được từ phương Tây. Nhưng khi Kiev phát động một cuộc tấn công lớn, những vị trí phòng thủ họ đang xây dựng có thể mang lại ưu thế”, ông Bailey cho hay.

Theo ông Alberque, Ukraine cần thiết lập những tuyến phòng thủ mới để đề phòng và tạo ra những cái bẫy có thể hạn chế khả năng tấn công của Nga.

Jack Watling, nhà nghiên cứu cấp cao về chiến tranh trên bộ tại Viện Dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh, nói rằng các công sự mới có thể giúp binh sĩ Ukraine có thêm thời gian huấn luyện thay vì phải cố gắng bảo vệ vị trí phòng thủ.

Các chuyên gia cũng đồng tình rằng, Ukraine sẽ không từ bỏ các hoạt động tấn công. Mục tiêu của Ukraine trong giai đoạn tới có thể là “phòng thủ tích cực”, để giữ vững các vị trí phòng thủ và tìm kiếm điểm yếu của Nga.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc

Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc

Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.

48 người thiệt mạng trong vụ sạt lở đường cao tốc tại Trung Quốc

48 người thiệt mạng trong vụ sạt lở đường cao tốc tại Trung Quốc

Số người thiệt mạng trong vụ sạt lở đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã tăng lên 48 người. Trong khi đó, Văn phòng Ủy ban An toàn lao động thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc kêu gọi tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn đối với các cơ sở hạ tầng giao thông sau vụ việc trên.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục liên tục trên 40 độ C trong những ngày qua, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết để trẻ em không phải chịu đựng nhiệt độ cao như hiện nay.

fb yt zl tw