Trình Thủ tướng đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai

Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai lên 4 làn xe với tổng mức đầu tư khoảng 7.668 tỷ đồng.

Theo đó, Bộ Xây dựng kiến nghị lãnh đạo Chính phủ chấp thuận chủ trương bố trí nguồn vốn tăng thu ngân sách trung ương năm 2024 để tham gia đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Yên Bái - Lào Cai.

Đồng thời, Bộ này cũng kiến nghị Chính phủ xem xét giao Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thực hiện đầu tư tuyến cao tốc.

Bộ Xây dựng cũng đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo VEC rà soát, tính toán cụ thể phương án tài chính trong trường hợp VEC huy động vốn để thực hiện đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Trong đó, phương án đầu tư phải bảo đảm khả năng huy động vốn tham gia đầu tư các tuyến cao tốc nêu trên; khả năng trả nợ nguồn vốn ODA của Chính phủ, tính khả thi phương án tài chính của dự án nói riêng và 5 dự án do VEC đang quản lý, khai thác; sự phù hợp với phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

img-0238.jpg
Đề xuất mở rộng tuyến cao tốc Yên Bái - Lào Cai. Ảnh: Ngọc Hân

VEC được yêu cầu chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính về phương án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tiến độ và chất lượng dự án được giao triển khai đầu tư xây dựng; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai đầu tư dự án mở rộng đoạn Yên Bái – Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai để khởi công trong năm 2025.

“Bộ Xây dựng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, VEC trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư Dự án đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai đoạn Yên Bái – Lào Cai”, công văn của Bộ Xây dựng nêu rõ.

Trước đó, VEC đã có văn bản báo cáo Bộ Xây dựng phương án đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai.

Cụ thể, đoạn tuyến Yên Bái – Lào Cai trước đây có phạm vi quy mô 2 làn xe từ Km123+080 - Km244+155, chiều dài khoảng 121 km, trong quá trình đầu tư, khai thác đã mở rộng một số đoạn lên quy mô 4 làn xe, chiều dài khoảng 40 km. Như vậy, phạm vi nghiên cứu đầu tư mở rộng đoạn cao tốc Yên Bái - Lào Cai còn lại khoảng 83 km.

Theo báo cáo của VEC, dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái – Lào Cai lên quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh có tổng mức đầu tư khoảng 7.668 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước là 3.055 tỷ đồng (khoảng 40% tổng mức đầu tư), vốn VEC huy động là 4.613 tỷ đồng (khoảng 60% tổng mức đầu tư).

Trong 4.613 tỷ đồng VEC huy động có 777 tỷ đồng vốn tự có của VEC, 3.214 tỷ đồng VEC huy động. Thời gian thu phí hoàn vốn cho phần vốn VEC huy động khoảng 20 năm (dự kiến kết thúc vào năm 2045).

VEC khẳng định, phương án đầu tư dự án đã được tính toán lũy kế dòng tiền sau thuế của dự án và lũy kế dòng tiền sau thuế hòa chung 5 dự án do VEC đang quản lý luôn dương.

VEC đảm bảo khả năng trả nợ nguồn vốn ODA của Chính phủ và khả năng thực hiện đầu tư nâng cấp mở rộng dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai.

Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, chiều dài 245 km, được VEC đầu tư, khai thác thu phí hoàn vốn từ năm 2014. Trong đó: đoạn Nội Bài - Yên Bái, quy mô 4 làn xe; đoạn Yên Bái - Lào Cai, quy mô 2 làn xe (đã giải phóng mặt bằng, thi công nền đường đạt quy mô 4 làn xe). Thời gian thu phí 27 năm (kết thúc vào năm 2041).

Do tuyến Nội Bài - Lào Cai là tuyến cao tốc hướng tâm, đã khai thác trên 10 năm, riêng đoạn tuyến Yên Bái - Lào Cai đang khai thác với quy mô 2 làn xe, không có dải phân cách giữa nên hạn chế khả năng lưu thông, khi lượng xe tăng cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến, đặc biệt vào các ngày cuối tuần, lễ, tết.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

fb yt zl tw