Trình làng thiết bị giúp người có siêu giác quan thứ 6

Các nhà nghiên cứu vừa cho trình làng một loại thiết bị cảm biến mới, có thể mang tới cho con người siêu giác quan thứ 6: khả năng phát hiện từ trường.

Thiết bị cảm biến mới hoạt động tương tự như cách các vi khuẩn, côn trùng và thậm chí cả các động vật có xương sống như chim và cá mập phát hiện ra từ trường để định hướng và di chuyển. Trong khi đó, con người không thể cảm nhận được từ trường một cách tự nhiên.

Thiết bị da cảm biến điện tử siêu mỏng có thể dán trên da.
Thiết bị da cảm biến điện tử siêu mỏng có thể dán trên da.

Tiến sĩ Denys Makarov và các cộng sự đến từ Viện Các khoa học nano tổng hợp Đức (IFW) đã phát triển một loại da điện tử có hệ thống cảm biến từ trường, trang bị cho người sử dụng "giác quan thứ 6" đáng mơ ước, giúp họ có thể cảm nhận được sự hiện diện của cả từ trường tĩnh và động.

Theo nhóm sáng chế, da cảm biến điện tử chỉ dày không tới 2 micromét (1 micromét = 0,001mm) và nặng chỉ 3gram/m2. Chúng thậm chí có thể nổi trên bong bóng xà phòng.

Da cảm biến nhẹ đến mức chúng có thể nổi trên bong bóng xà phòng.
Da cảm biến nhẹ đến mức chúng có thể nổi trên bong bóng xà phòng.

Loại cảm biến mới này cũng chống chịu được việc uốn cong cực điểm trong phạm vi không đầy 3 micromét và vẫn nguyên vẹn tính năng sau khi bị vò nhàu như một tờ giấy. Với khả năng chống đỡ linh hoạt như một một dây cao su, chúng có thể được kéo giãn tới hơn 270% và hơn 1.000 vòng mà không bị tổn hại gì.

Sau khi bị vò nhàu như tờ giấy, da cảm biến vẫn còn nguyên vẹn và không mất đi tính năng ưu việt ban đầu.
Sau khi bị vò nhàu như tờ giấy, da cảm biến vẫn còn nguyên vẹn và không mất đi tính năng ưu việt ban đầu.

"Các cảm biến điện tử siêu mỏng với tính năng kỹ thuật tinh nhạy khác thường rất lý tưởng để mặc, dán trên người. Nó cũng kín đáo và không bị phát hiện cho các hoạt động hỗ trợ điều hướng và thao túng. Nó có thể dẫn tới sự ra đời của một loại da nhạy cảm với từ trường không nhìn thấy được, giúp phát hiện đối tượng kề cận, tìm đường và kiểm soát không cần đụng chạm", giáo sư Oliver G. Schmidt, giám đốc viện IFW, cho biết.

Các nhà nghiên cứu hy vọng, họ có thể sử dụng thiết bị cảm biến mới cho hoạt động điều hướng của con người, ứng dụng chế tạo robot và các thiết bị điện tử, cũng như phục vụ hoạt động giám sát an toàn và chăm sóc sức khỏe.

VietNamNet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw