Triển lãm Rồng mừng năm mới Giáp Thìn

Chào đón năm mới 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn, chiều 24/1, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội), nhóm nghệ sỹ G39 đã khai mạc Triển lãm Rồng mừng năm mới Giáp Thìn 2024.

Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm.

Triển lãm trưng bày hơn 90 tác phẩm hội họa của 20 nghệ sỹ nhóm G39, là các tác phẩm tranh, tượng, được sáng tạo từ nhiều chất liệu như sơn dầu, bột mầu, sơn mài, giấy dó, acrylic đến gốm Hương Canh, gốm Phù Lãng…

Có thể kể đến bộ tác phẩm gốm “Rồng ẩn” của nghệ sỹ Nguyễn Hồng Quang, tác phẩm “Cùng chơi với rồng” của họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng, “Giáp Thìn” của họa sỹ Hoàng Phương Liên, “Hoa Tết” của họa sỹ Bình Nhi, “Lễ hội múa Lân” của họa sỹ Trần Hồng Đức, tác phẩm gốm “Tiên Rồng” của nghệ sỹ Vũ Hữu Nhung, “Tết xưa” của họa sỹ Nguyễn Hồng Phương, “Đợi Xuân” của Tào Linh, “Rồng Thiền” của Vương Linh, “Rước rồng” của Lê Thiết Cương, “Xuân Long” của Lê Thư Hương, “Ngày Tết” của Lê Minh Trí, “Nắng Xuân” của Lâm Đức Mạnh…

Bên cạnh những tác phẩm có đề tài về con rồng, triển lãm còn giới thiệu nhiều tác phẩm nghệ thuật có chủ đề về tình yêu với thiên nhiên, con người như “Nắng sớm” của họa sỹ Việt Anh, “Lắng nghe sắc màu” của họa sỹ Bùi Thanh Thùy, “Vũ điệu” của họa sỹ Phương Bình, “Tây Bắc” của họa sỹ Nguyễn Thanh Quang, “Cô gái phương Đông” của họa sỹ Nguyễn Minh…

Tại lễ khai mạc, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho rằng, Triển lãm là hoạt động vô cùng ý nghĩa của nhóm họa sỹ G39, để tiễn năm cũ Quý Mão và gửi đến công chúng lời chúc mừng năm mới Giáp Thìn hạnh phúc, an lành.

Họa sỹ Lê Thiết Cương, đại diện nhóm G39 chia sẻ, từ xa xưa, rồng là con vật cùng một lúc mang hai biểu tượng, đó là biểu tượng của vương quyền trong thời phong kiến và biểu tượng tín ngưỡng, vì rồng nằm trong bộ tứ Long, Ly, Quy, Phượng. Rồng cũng là con vật mang biểu tượng của một trong 12 con giáp. Trải qua hơn 1.000 năm, với các thời kỳ từ Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Lê Mạt, Nguyễn, hình tượng rồng đã có nhiều thay đổi, từ tạo hình, bố cục đến chất liệu.

Điều dễ nhận thấy là rồng thời Lý mượt mà, tinh tế, uốn lượn mềm mại. Rồng thời Trần nhìn bề mặt giống rồng thời Lý, nhưng tinh thần thì khác, thô và khỏe hơn. Rồng thời Lê sơ chú trọng chi tiết, cụ thể, ít chất trang trí cách điệu. Rồng thời Mạc bỏ hẳn lối uốn khúc hình sin của thời Lý Trần, tuy ít uốn lượn nhưng vẫn mềm mại, tạo cảm giác mộc mạc giản dị. Rồng thời Lê Trung Hưng và Lê Mạt có hai đột phá là phần thân ở đoạn giữa có thêm một nhịp võng xuống tạo thành hình yên ngựa, có hình mây lửa ở đuôi, bờm hoặc kết hợp rồng và những đám mây lửa hòa cùng nhau. Rồng thời Nguyễn là vẻ đẹp của cầu kỳ, kỹ lưỡng, trau chuốt...

Họa sỹ Lê Thiết Cương cho biết, các tác phẩm trưng bày tại triển lãm lần này được các nghệ sỹ sáng tạo thông qua sự tiếp nối truyền thống và kế thừa di sản rồng trong mỹ thuật của cha ông ta thời xưa, tạo nên những tác phẩm mỹ thuật có chủ đề về rồng đi từ truyền thống sang hiện đại. Thông qua triển lãm, các nghệ sỹ đã mang đến một không khí lễ hội về rồng tưng bừng theo phong cách rất hiện đại nhưng cũng vẫn tôn trọng truyền thống.

“Triển lãm lần này là lời chúc năm mới, chúc vận mới khởi từ Giáp Thìn an lành và hạnh phúc tới tất cả mọi người”, họa sỹ Lê Thiết Cương, đại diện nhóm G39 chia sẻ.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 30/1/2024.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw