Triển khai thực hiện Chiến lược văn hóa đến năm 2030

LCĐT – Chiều 24/11, tại Hội trường Diên Hồng nhà Quốc hội diễn ra phiên làm việc thứ 2 của Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội gồm các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Quang cảnh hội nghị nhìn từ điểm cầu Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị nhìn từ điểm cầu Lào Cai.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh... Các địa phương tham dự hội nghị tại điểm cầu trực tuyến của các huyện, thị xã, thành phố.

Sau phát biểu chỉ đạo định hướng của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình bày về việc tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược văn hóa đến năm 2030 khẳng định: Trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam sau 35 năm đổi mới cho thấy, nhận thức về văn hóa, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Tư tưởng, đạo đức và lối sống - lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có những chuyển biến tích cực; hệ thống chính sách pháp luật về văn hóa tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá; công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tiếp tục được quan tâm; tổ chức tốt hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới. Thực tiễn đã chứng minh, những lúc đất nước khó khăn thì các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ; lòng yêu nước, tinh thần tương thân, tương ái, sống có nghĩa, có tình, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam lại càng tỏa sáng; cả dân tộc kết thành một khối thống nhất về ý chí và hành động. Văn hoá đã có những đóng góp tích cực, quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Chỉ rõ 4 mục tiêu chung, 8 mục tiêu cụ thể, 11 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước, đồng chí lưu ý một số quan điểm: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, dân chủ, khoa học và nhân văn; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày tham luận về: Động lực và sức mạnh nội sinh của văn hóa trong sự phát triển của đất nước hiện nay; hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng môi trường văn hóa, nhiệm vụ quan trọng để phát triển văn hóa con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; đặc điểm và sự phức hợp các giá trị truyền thống và hiện đại của gia đình Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa và biến đổi văn hóa; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam và phát huy giá trị của các di sản văn hóa để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Trọng Hải

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu kết luận hội nghị.       Ảnh: Trọng Hải

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng: Chưa bao giờ câu nói “Văn hóa còn thì dân tộc còn” lại quan trọng và sâu sắc như lúc này. Các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về văn hóa bám sát thực tiễn và yêu cầu phát triển, nhưng khâu tổ chức thực hiện của chúng ta còn yếu kém, trong đó có vấn đề về nhận thức. Hội nghị nhằm nhìn nhận lại những gì chúng ta đã làm được, chưa làm được và có đánh giá đúng, chỉ rõ những sai lầm, thiếu sót… để chấn hưng văn hóa. Chấn hưng là làm cho sáng hơn, phát triển hơn. Đồng chí cũng đánh giá cao nội dung các tham luận của các tỉnh, thành, cán bộ, văn nghệ sỹ… đã hiến kế cho Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng và phát triển văn hóa một cách toàn diện, đúng hướng.

Phó Thủ tướng yêu cầu: Toàn dân cần đoàn kết, đồng lòng, nhất là trong thời đại công nghệ số và yêu cầu hội nhập, chúng ta tiếp thu và phát triển văn hóa nhưng không hòa tan, đánh mất bản sắc; tạo môi trường lành mạnh, văn minh để không chỉ các văn nghệ sỹ mà toàn dân nêu cao ý thức tham gia bảo tồn, phát huy, sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa. Cần tạo ra môi trường văn hóa cổ vũ cho cái mới, cái sáng tạo, tôn trọng sự khác biệt để tất cả mọi tài năng được phát huy, bừng nở. Nói đến văn hóa còn là nói đến con người, nói đến con người là nói đến giáo dục, vì vậy việc đổi mới căn bản về giáo dục là công việc cấp bách. Văn hóa phải gắn liền với giáo dục, đổi mới giáo dục để phát triển văn hóa. Những người làm văn hóa phải là những tấm gương về văn hóa. Đồng chí mong các cấp, các ngành bằng những hành động cụ thể để chú trọng hơn đến văn hóa: Dành cho văn hóa nhiều thời gian, tâm sức, lắng nghe những ý kiến của những chuyên gia, những người tâm huyết, am hiểu về văn hóa để đưa ra những quyết sách phù hợp nhất; tôn trọng và cùng những người làm văn hóa tạo ra những chương trình văn hóa thiết thực, có giá trị lâu dài. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn sau hội nghị, không chỉ những người làm văn hóa mà toàn dân đều được truyền cảm hứng, trách nhiệm, niềm tin để đưa văn hóa nước nhà phát triển rực rỡ hơn, đất nước ta phát triển nhanh và bền vững hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw