Toyota bị thổi bay 15 tỷ USD vì bê bối gian lận an toàn

Chỉ trong tuần trước, giá trị thị trường của Toyota đã bị thổi bay 15 tỷ USD sau khi dính bê bối trong quá trình kiểm định chất lượng xe.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
k1.jpg
Chủ tịch Toyota, ông Akio Toyoda đã xin lỗi khách hàng và các bên liên quan (Ảnh: AFP)

Cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản Toyota đã giảm hơn 5,4% kể từ ngày 31/5, ngày giao dịch cuối cùng trước khi vụ bê bối trong quá trình kiểm định chất lượng xe nổ ra vào ngày 3/6.

Chỉ tính riêng tuần trước, Toyota đã mất 2,45 nghìn tỷ Yen (15,62 tỷ USD) giá trị thị trường.

Cổ phiếu của Mazda - nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai đất nước mặt trời mọc - cũng giảm 7,7% kể từ ngày 31/5. Theo thống kê, Mazda mất 80,33 tỷ Yen, tương đương 511,8 triệu USD vốn hóa thị trường cũng trong vòng 1 tuần.

Đầu tuần trước, Toyota, Mazda cùng Honda Motor, Suzuki Motor và nhà sản xuất xe máy Yamaha Motor đã thừa nhận gian lận trong các bài kiểm tra xe để được cấp chứng nhận sản xuất hàng loạt, làm dấy lên nghi ngờ về độ tin cậy của sản phẩm của các công ty này.

Bê bối khiến cổ phiếu của Honda giảm 5,75%, Suzuki Motor giảm nhẹ 0,3% trong khi Yamaha Motor giảm 2,2%.

k2.jpg
Đà giảm của cổ phiếu Toyota.

Toyota và Mazda ngày 6/6 đã thông báo tạm dừng sản xuất tổng cộng 5 mẫu xe sau khi bị phát hiện gian lận trong quá trình kiểm định chất lượng xe, thực hiện các bài kiểm tra không tuân thủ thông số kỹ thuật theo quy định của chính phủ.

Động thái này diễn ra sau khi Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) yêu cầu tạm dừng xuất xưởng các mẫu xe Corolla Fielder, Corolla Axio và Yaris Cross của Toyota, cùng với Mazda Roadster RF và Mazda2 của Mazda.

Toyota cho biết việc tạm dừng sản xuất sẽ kéo dài ít nhất cho đến cuối tháng này, trong khi Mazda vẫn chưa chắc chắn về thời điểm các nhà máy của họ sẽ hoạt động trở lại.

Tổng sản lượng hàng năm của 3 mẫu xe Toyota bị ảnh hưởng là khoảng 130.000 chiếc, trong khi 2 mẫu xe Mazda bị tạm dừng sản xuất có tổng sản lượng khoảng 15.000 chiếc.

Chủ tịch Toyota, ông Akio Toyoda, đã xin lỗi khách hàng và các bên liên quan của công ty, đồng thời thừa nhận rằng 7 mẫu xe của hãng đã "được thử nghiệm bằng các phương pháp khác với tiêu chuẩn do chính quyền quy định".

“Tôi không nghĩ có thể loại bỏ hoàn toàn những bất thường. Nhưng khi những sai lầm này xảy ra, điều chúng ta cần làm là dừng những gì chúng ta đang làm và sửa chữa điều đó”, ông Akio cho biết.

Bộ Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) cho biết sẽ tiến hành kiểm tra tại chỗ đối với 5 công ty được báo cáo có hành vi sai trái.

Các công ty thuộc tập đoàn Toyota như Hino Motors, Daihatsu Motor và nhà sản xuất xe nâng Toyota Industries đều là đối tượng của các vụ bê bối gian lận trước đây. Giờ đây, những bất thường tương tự cũng xuất hiện ở công ty mẹ - vốn đã cam kết dẫn đầu các cải cách trong quản trị của tập đoàn.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Trải qua vô số thăng trầm và biến thiên của lịch sử, vàng vẫn có những lợi thế như là một công cụ phòng ngừa lạm phát đáng tin cậy, hiếm và hữu hạn cũng như có mối tương quan tương đối thấp với các tài sản khác.

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Trước thông tin này, nhiều cán bộ, công chức, viên chức rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, lương chưa tăng nhưng giá các mặt hàng thiết yếu đã có xu hướng tăng.

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu sẽ tăng thêm 30%; lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Đợt cải cách tiền lương này được rất nhiều công chức, viên chức, người nghỉ hưu trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi sát tình hình, tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ “kỳ nghỉ du lịch”, trên cơ sở đó kiến nghị Chính phủ các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Quỹ điều tiết can thiệp hành chính và làm méo mó thị trường. Ngay chính mục tiêu ổn định giá, thì nhiều thời điểm cũng không đạt được. Khi giá thế giới tăng cao quá, có thời điểm quỹ được xả rất lớn, giữ cho giá trong nước thấp. Thế nhưng giá xăng dầu giảm thì giá trong nước lại giảm rất ít.

fb yt zl tw