Tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2024 tăng 4% so với năm 2023

Sáng 20/1, Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh họp đánh giá kết quả thực hiện công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn.

baolaocai-tr_1.jpg
Các đại biểu tham dự cuộc họp.

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chủ trì cuộc họp.

Năm 2024, Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh hoạt động đảm bảo đúng quy chế, chức năng, nhiệm vụ; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, đối chiếu số liệu diễn biến rừng, xác định diện tích rừng hưởng tiền DVMTR năm 2022, 2023 của các chủ rừng; tổ chức kiểm tra điểm một số lô rừng chi trả DVMTR của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

baolaocai-tr_5.jpg
Đại diện Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh báo cáo kết quả hoạt động năm 2024.

Theo đó, đã xác định diện tích rừng quy đổi theo hệ số K của 18 lưu vực chính được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng là hơn 205.317 ha, trong đó đã phê duyệt chi trả cho các đối tượng hơn 150.251 ha, với 1.104 chủ rừng là tổ chức, UBND cấp xã, hộ gia đình, cộng đồng dân cư. Quỹ thực hiện ký kết 65 hợp đồng ủy thác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các đơn vị sản xuất thủy điện, sản xuất và cung cấp nước sạch, sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước.

Năm 2024, tổng thu tiền DVMTR đạt gần 157 tỷ đồng, đạt 103% so với kế hoạch giao, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023; đã thực hiện giải ngân hơn 197 tỷ đồng, trong đó thanh toán dịch vụ môi trường rừng của năm 2022 và 2023 hơn 160,3 tỷ đồng; tạm ứng tiền DVMTR năm 2024 hơn 18,9 tỷ đồng; chi hỗ trợ các chương trình, dự án lâm nghiệp hơn 5,8 tỷ đồng, chi hoạt động động nghiệp vụ 11,9 tỷ đồng; số tiền còn tại quỹ hơn 192 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, Hội đồng quản lý Quỹ đã triển khai nhiệm vụ năm 2025 và đưa ra các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra.

3.jpg
baolaocai-tr_4.jpg
Các đại biểu thảo luận tại cuộc họp.

Các đại biểu đã thảo luận, đánh giá về những khó khăn, hạn chế trong việc triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng, bảo vệ rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các chủ rừng...

2.jpg
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh phát biểu kết luận cuộc họp.

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch 2025 đảm bảo hiệu quả. Đối với kế hoạch thu, cần rà soát, lập danh sách các đối tượng thu DVMTR, tránh bỏ sót đối tượng.

Đối với chi tiền DVMTR, các đơn vị, địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; chủ động rà soát, xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc giao đất, giao rừng cho các hộ dân, cá nhân, cộng đồng; phối hợp, tạo điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để hưởng tiền DVMTR theo quy định; hướng dẫn các đơn vị chủ rừng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng, kịp thời tháo gỡ khó khăn tại cơ sở để việc chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt kết quả cao.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng xây dựng phương án, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, xác định chủ rừng, đôn đốc các chủ rừng sớm hoàn thiện hồ sơ để chi trả dịch vụ môi trường rừng; đối với các chủ rừng đã xác định được diện tích, chủ rừng thì tiến hành chi trả đảm bảo thời gian, đối tượng theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Văn Bàn nỗ lực giảm nghèo

Văn Bàn nỗ lực giảm nghèo

Huyện Văn Bàn có 10 xã thuộc khu vực III với 80/194 thôn, tổ dân phố đặc biệt khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo còn cao là do quy mô nhân khẩu trung bình của hộ nghèo, cận nghèo cao; phần lớn lao động làm nông nghiệp nhưng lại thiếu đất, thiếu vốn; một số hộ còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước...

Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ: Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) có hơn 200 hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở (chiếm 25% số hộ dân trên địa bàn). Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã nỗ lực tìm giải pháp khẩn trương tìm đất, bố trí nơi ở mới đảm bảo an toàn cho người dân.

Bảo Thắng phát triển bền vững ngành chè

Bảo Thắng phát triển bền vững ngành chè

Bảo Thắng là một trong những địa phương có diện tích trồng chè lớn của tỉnh Lào Cai. Địa phương xác định đây là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tiến tới làm giàu.

Pháp sẵn sàng hỗ trợ ngành đường sắt Việt Nam chuyển mình

Pháp sẵn sàng hỗ trợ ngành đường sắt Việt Nam chuyển mình

Pháp sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các dự án liên quan tới đường sắt tốc độ cao. Đây là khẳng định của ông Hervé Conan - Giám đốc cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam, trong buổi họp báo Hợp tác trong lĩnh vực đường sắt cao tốc do Đại sứ quán Pháp tổ chức vào chiều 17/1, tại Hà Nội.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp khả thi để nông dân làm giàu

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp khả thi để nông dân làm giàu

Đó là phát biểu của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, diễn ra chiều 17/1.

Bảo Thắng hoàn thành chi trả tiền đền bù cho 82/82 hộ dân trong Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bảo Thắng hoàn thành chi trả tiền đền bù cho 82/82 hộ dân trong Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sau khi rà soát 2 hộ dân tại xã Xuân Quang có thắc mắc, chiều 16/1, huyện Bảo Thắng đã hoàn thành việc chi trả tiền đền bù, hỗ trợ 82/82 hộ dân có liên quan, với số tiền 2,9 tỷ đồng. Như vậy, huyện Bảo Thắng đã hoàn thành việc trả tiền đền bù cho hộ dân trước tết Nguyên đán 2025 đúng thời hạn UBND tỉnh giao.

Đoàn đại biểu châu Hồng Hà (Trung Quốc) tham quan một số địa điểm tại Lào Cai

Đoàn đại biểu châu Hồng Hà (Trung Quốc) tham quan một số địa điểm tại Lào Cai

Chiều 16/1, sau khi nhập cảnh vào Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, Đoàn đại biểu của châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do bà La Bình, Châu trưởng châu Hồng Hà làm Trưởng đoàn đã tham quan, khảo sát địa điểm quy hoạch Cụm công nghiệp Thống Nhất 1 (khu ngành nghề Lào Cai - Hồng Hà, Việt Nam); địa điểm dự kiến xây dựng cầu đường bộ sông Hồng khu vực Bản Vược (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc).

Hành trình thuần hóa cây rừng

Hành trình thuần hóa cây rừng

Thứ quả đỏ thắm sai trĩu cành, tên gọi “đào đông” được những người yêu hoa cảnh săn lùng vào dịp tết, tưởng rằng chỉ được nhập khẩu từ Trung Quốc về với giá khá đắt đỏ hoặc nếu muốn tiết kiệm thì chỉ được chơi loại quả giả nay đã được người dân Sa Pa trồng thành công. Hóa ra trồng đào đông không khó như tưởng tượng.

646 hộ tại các xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo

646 hộ tại các xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo

UBND tỉnh vừa có báo cáo về tình hình giảm nghèo tại 10 xã đặc biệt khó khăn nhất tỉnh (nghèo nhất), trong đó, năm 2024 có 646 hộ dân ở các địa phương này đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo, tương ứng với tỷ lệ giảm nghèo 11,06%, qua đó giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 50,54% còn 39,48%.

fb yt zl tw