Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Hành trình thuần hóa cây rừng

Hành trình thuần hóa cây rừng

Thứ quả đỏ thắm sai trĩu cành, tên gọi “đào đông” được những người yêu hoa cảnh săn lùng vào dịp tết, tưởng rằng chỉ được nhập khẩu từ Trung Quốc về với giá khá đắt đỏ hoặc nếu muốn tiết kiệm thì chỉ được chơi loại quả giả nay đã được người dân Sa Pa trồng thành công. Hóa ra trồng đào đông không khó như tưởng tượng.

4-20250113-235600-0003.jpg

Đó là câu chuyện đầy thú vị của gia đình bà Nguyễn Thị Thoa, tổ 2, phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa. Cách đây 7 năm, anh Lê Thế Việt - con trai bà Thoa trong một lần khám phá khu rừng trên đỉnh đèo Ô Quý Hồ thì thấy rất nhiều cây rừng quả sai chi chít, có màu đỏ rất đẹp mắt. Anh Việt nghĩ nếu trồng được cây này ở trước cổng sẽ tạo cảnh quan đẹp cho ngôi nhà. Nghĩ vậy, anh Việt hái một nắm quả chín mọng đút vào túi áo đem về nhà dự định lấy hạt ươm cây. Anh cũng không quên hái vài cành đem về nhà. Đem cây này về nhà anh mới biết hóa ra đây là cây đào đông người ta thường cắm vào bình để trang hoàng ngôi nhà mỗi dịp tết, vì theo quan niệm của nhiều người thì màu đỏ tươi của đào đông là biểu tượng của may mắn, tài lộc.

3-20250113-235600-0002.jpg

Anh Việt thì lại gọi đó là cây táo cảnh (táo gai) cho dân dã. Anh tỉ mỉ lấy hạt từ quả ra rồi ươm xuống đất và chờ đợi kết quả. Từ số hạt ấy, sau 2 tháng, cây đã lên được hơn 10 cm, gia đình bà Thoa đánh cây ra trồng dọc cổng nhà. Được 3 năm thì cây ra hoa, đậu quả. Tháng 7 cây ra hoa, nở bung trắng xốp như tuyết. Đến khoảng tháng 9 - 10 quả chín đỏ. Quả rất bền, có thể chơi qua tết âm lịch.

Chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cây đào đông, anh Lê Thế Việt cho biết: Vì là cây hoang dại ngoài tự nhiên nên rất dễ chăm sóc, không cần bón phân nhiều. Mỗi năm, gia đình tôi tỉa cành một lần vào thời điểm ra giêng để dồn dưỡng chất nuôi quả cho vụ sau.

2-20250113-235600-0001.jpg

Từ 20 cây đầu tiên, đến nay trong vườn nhà bà Lê Thị Thoa đã có hơn 200 cây đào đông. Gia đình bà còn tặng cây giống cho nhiều hộ xung quanh cùng trồng. Từ sở thích đem cây dại về trồng ở vườn nhà, gia đình bà Thoa còn có thể kinh doanh, kiếm tiền từ loại cây này. Nhiều nhà hàng, khách sạn, homestay tìm đến mua đào đông về tạo cảnh quan thu hút khách du lịch. Cây cao từ 3 m có thể bán được với giá 3 - 4 triệu đồng/cây. Ngoài ra, gia đình bà Thoa còn bán cây trong những chậu nhỏ với giá từ 300.000 đồng/cây.

Khu vườn đào đông của gia đình bà Nguyễn Thị Thoa đang độ quả đỏ rực rỡ nhất. Những cành đào đông quả ken dày, đỏ rực khiến ai đi qua cũng ngắm nhìn, chụp ảnh. Hai mươi cây đào đông được gia đình anh bà Thoa trồng dọc cổng nhà, số còn lại trồng ở một khu vườn gần đó. Anh Việt con trai bà Thoa còn gửi tặng cây giống cho một số người bạn ở các tỉnh miền xuôi có khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt với Sa Pa, cây vẫn sinh trưởng, phát triển tốt. Theo anh Việt, cây đào đông tưởng rằng “khó tính” nhưng thực tế lại có thể thích nghi với dải thổ nhưỡng, khí hậu khá rộng vì thế trồng được ở nhiều nơi khác nhau.

5-20250113-235600-0004.jpg

Có niềm đam mê và nhiều kinh nghiệm làm nông nghiệp, gia đình bà Nguyễn Thị Thoa trồng cả đào, nho và một số loại cây ăn quả khác, họ luôn muốn thử sức với những cây trồng mới lạ. Đi đâu thấy cây gì đẹp lạ, các thành viên trong gia đình cũng tìm mọi cách đưa về trồng tại vườn nhà. Cũng từ đam mê và sở thích ấy, anh Lê Thế Việt đã thành công khi thuần hóa cây đào đông từ loài cây dại mọc trong rừng sâu thành cây cảnh có thể trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Qua đó cũng khẳng định sự sáng tạo của nông dân Sa Pa trên con đường chinh phục những giống cây trồng mới hứa hẹn đem lại giá trị kinh tế cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tân An khởi sắc

Tân An khởi sắc

Trong tiết trời giá buốt của ngày đông, xuôi dòng sông Hồng, chúng tôi về Tân An - xã “cửa ngõ” phía đông nam huyện Văn Bàn. Sau hoàn lưu bão số 3 (Yagi) tháng 9/2024, mầm xanh bật dậy bên những bãi bồi ven sông, trên đồi quế trải dài tít tắp tỏa hương ngào ngạt cho khách qua đường cảm nhận được miền quê trù phú, ấm êm trong không khí tết cận kề…

Bắc Hà: Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ Nghị quyết 10

Bắc Hà: Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ Nghị quyết 10

Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa được triển khai hiệu quả đã tạo bước ngoặt trong tư duy sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Bắc Hà. Từ sản xuất nhỏ lẻ, huyện Bắc Hà đã dần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững.

Chắt mật ngọt từ núi đá Xuân Quang

Chắt mật ngọt từ núi đá Xuân Quang

Say mê kể chuyện về những đàn ong mật cần mẫn, nông dân Cao Văn Chiến, thôn Nậm Dù, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) nhớ như in hành trình băng rừng, dò từng khe đá tìm tổ ong tự nhiên lấy mật đầy vất vả, nguy hiểm đến quyết tâm thuần hóa đưa ong về nuôi trong vườn nhà và gây dựng thành công thương hiệu mật ong núi đá, mang nghề mới cho người dân trong xã thu tiền tỷ mỗi năm.

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Bản Liên Hà 6, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên có 130 hộ, với hơn 500 nhân khẩu, hầu hết là người từ Hưng Yên lên Lào Cai lập nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ trước, theo lời kêu gọi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Hơn 60 năm gắn bó với mảnh đất biên cương của Tổ quốc, bản nhỏ bên bờ sông Hồng đã “thay da, đổi thịt”. 

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

Xã Bảo Nhai - vùng đất được mệnh danh là “cửa ngõ” của huyện Bắc Hà đã và đang có sự thay đổi mạnh mẽ, ngày càng phát triển. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng cán bộ, đảng viên và người dân, Bảo Nhai đang trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị loại V.

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Năm 2024, quả chuối ngự (xưa là cống phẩm tiến vua) có thời cơ “lên ngôi” khiến người nông dân ở Bảo Thắng phấn khởi và tự tin cho kế hoạch phát triển cây trồng này trong những năm tới. Dù chưa phải là cây trồng chủ lực, nhưng cây chuối ngự đang có cơ hội gia tăng diện tích bởi lợi thế và tiềm năng lớn...

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”.

Nông dân Bảo Thắng: Thêm vụ, thêm niềm vui

Nông dân Bảo Thắng: Thêm vụ, thêm niềm vui

Mùa đông năm nay đến muộn hơn nhưng thời tiết vẫn được cho là có nhiều thuận lợi trong sản xuất vụ đông với nền nhiệt không quá thấp, nhiều ngày hửng nắng, nước tưới dồi dào. Đây là yếu tố giúp người nông dân huyện Bảo Thắng - địa phương có diện tích cây vụ đông luôn đứng tốp đầu trong tỉnh mạnh dạn đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu suất sử dụng đất trong năm và gia tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác. 

fb yt zl tw