Tọa đàm Giải pháp nâng cao công tác quản lý, chăm sóc quýt huyện Mường Khương

Ngày 30/10, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Tọa đàm “Giải pháp nâng cao công tác quản lý, chăm sóc quýt huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai năm 2024”

Dự tọa đàm có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, UBND huyện Mường Khương; chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây ăn quả có múi, Viện Khoa học Nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức, cá nhân thu mua, tiêu thụ quýt trên địa bàn; một số hộ trồng cây ăn quả ôn đới huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Bát Xát và thị xã Sa Pa.

z5983222994189-52b5e08409b15c628c613ceadcd74e00.jpg
Quang cảnh buổi tọa đàm.
img-8712.jpg
Ông Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ quýt trên địa bàn.

Tại Mường Khương, cây quýt được trồng tại thị trấn Mường Khương và các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố, Tả Ngài Chồ, Pha Long, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, với tổng diện tích 815 ha. Trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 656 ha.

Đây là loại cây đặc sản của huyện có giá trị kinh tế cao, với năng suất và giá bán như hiện nay (trung bình 20.000 – 30.000 đồng/kg), mỗi ha quýt mang lại cho người dân thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng. Năm 2017, quả quýt Mường Khương đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, là sản phẩm được chứng nhận đạt OCOP 3 sao cấp huyện.

Tuy nhiên, việc phát triển cây quýt trên địa bàn còn gặp một số khó khăn do hiện nay chưa có doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm; quả quýt Mường Khương chất lượng tốt nhưng giá trị gia tăng chưa cao, chưa tiếp cận được các chuỗi phân phối quy mô lớn; tình trạng mạo danh sử dụng nhãn hiệu Quýt Mường Khương bán trên thị trường, đặc biệt trên các mạng xã hội...

Tại buổi tọa đàm, các hộ dân đã nêu ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ quả quýt; cách thức chăm sóc vườn quýt; chất lượng và giá bán; thực tế sản xuất; nhu cầu hộ dân trong tiếp cận và sử dụng phân bón, vật tư chăm sóc vườn quýt.

z5983222936357-7fb5caeee38a1c4544bd44e9d88150d9.jpg
z5983226899731-64755878768b4bb663060dc1dff21487.jpg
z5983228785855-2e813093738a962a2632196c99b2e35b.jpg
Các hộ dân nêu ý kiến tại buổi tọa đàm.

Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây ăn quả có múi, Viện Khoa học Nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã thông tin, chia sẻ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, trừ bệnh cho cây quýt.

Lãnh đạo các sở, ngành, UBND huyện Mường Khương đã thông tin các cơ chế, chính sách về sản xuất, xúc tiến tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, quản lý nhà nước về giống, vật tư, phân bón.

z5983246865583-66ba56f4af46cd523f5351112026158c.jpg
Chuyên gia Trung tâm tâm Nghiên cứu và phát triển rau hoa quả chia sẻ kiến thức trồng, chăm sóc quýt với bà con nông dân.
z5983222919436-4840c06d0c74ce6e0e50bb8431be3f99.jpg
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai chia sẻ về hành trình xây dựng thương hiệu cho đặc sản quýt Mường Khương.

Thông qua buổi tọa đàm góp phần tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương; đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người trồng quýt, tiến tới phát triển vùng trồng quýt Mường Khương chất lượng cao, bền vững.

img-8776.jpg
z5983222952070-be511662eef1a6616d06ce28e66de08e.jpg
Giới thiệu vật tư, chế phẩm sinh học sử dụng cho quýt tại buổi tọa đàm.

Trước đó, đại biểu đã tham quan mô hình sản xuất quýt và trao đổi về sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên cây quýt an toàn, hiệu quả.

060a5467.jpg
060a5480.jpg
Đại biểu thăm vườn quýt của nông dân huyện Mường Khương.
060a5510.jpg
z5983268986845-d269c2afad5a8d35102b7c576f39cf9d.jpg
z5983269020508-53bbdc192f4fd4bf0f108f134f6b1d54.jpg
Nông dân các huyện, thị xã thăm mô hình trồng quýt của nông dân Mường Khương.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Căn cứ Chương trình số 01-CTr/BTGDVTU, ngày 31/3/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy về Chương trình công tác tuyên giáo và dân vận năm 2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai xây dựng kế hoạch tổ chức “Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai năm 2025”.

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đồng hành với Tập đoàn TKV trong tháo gỡ vướng mắc phát sinh

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đồng hành với Tập đoàn TKV trong tháo gỡ vướng mắc phát sinh

Đó là phát biểu của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) về việc phối hợp tháo gỡ, vướng mắc cho các dự án sản xuất công nghiệp của Tập đoàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Buổi làm việc diễn ra chiều 3/4 tại thành phố Lào Cai.

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn hiện có quần thể loài thông tre lá dài (có tên khoa học là Podocarpus nerifolius), thuộc họ kim giao (bách niên tùng), với hơn 30 cá thể, một số cây có đường kính từ 60 - 80 cm, chiều cao vút ngọn khoảng 30 m.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

fb yt zl tw