Thế giới thiếu 7 triệu tấn gạo: Kỳ tích xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ lặp lại?

Các chuyên gia cho rằng gạo Việt Nam lại đứng trước cơ hội được giá, đắt hàng xuất khẩu trong niên vụ 2023 - 2024 khi thế giới thiếu hụt nguồn cung.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Báo cáo mới nhất từ Bộ Công Thương cho biết, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 thấp hơn so với mức tiêu thụ khiến thế giới thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo. Điều này đưa ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đứng trước cơ hội lớn.

Theo quan điểm của TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, gạo là mặt hàng xuất khẩu gắn liền thương hiệu và uy tín quốc gia trong mối quan hệ với thế giới. Do đó, việc xuất khẩu gạo phải vừa khéo léo để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất vừa phải đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng như ổn định kinh tế vĩ mô.

Trên thế giới, các nước xuất khẩu gạo không nhiều. Do đó, khi nguồn dự trữ giảm, biến đổi khí hậu cực đoan ảnh hưởng mạnh đến sản lượng gạo khiến một số ít nước áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo sẽ rất ảnh hưởng đến thị trường quốc tế.

Vai trò của các nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam không chỉ là câu chuyện kinh doanh, không chỉ là ổn định giá cả trong nước mà còn là an ninh lương thực cho cả Việt Nam, cho các nước trong khu vực và cho cả thế giới.

Vì thế, đứng trước cơ hội lớn để tăng thị phần, có thể có giá tốt, chúng ta cần chính sách khéo léo sao cho vừa đảm bảo được an ninh lương thực trong nước vừa giữ được giá cả tốt vừa góp phần đảm bảo nguồn cung cho thế giới và khu vực", TS Võ Trí Thành nói.

Thế giới thiếu 7 triệu tấn gạo, Việt Nam đối diện cơ hội lớn trong xuất khẩu. (Ảnh minh họa)

Thế giới thiếu 7 triệu tấn gạo, Việt Nam đối diện cơ hội lớn trong xuất khẩu. (Ảnh minh họa)

Ông Thành tin rằng Việt Nam có thể chớp thời cơ và đạt được những điều mà ngành xuất khẩu gạo đã đạt được trong năm 2023. Trong năm ngoái, gạo Việt lập nên kỳ tích chưa từng có trong lịch sử khi xuất khẩu đến 8,1 triệu tấn và đạt giá trị 4,8 tỷ USD (tăng 17,4% về lượng và 39,4% về giá trị so năm trước). Đặc biệt, giá xuất khẩu bình quân ở mức rất cao 575 USD/tấn.

“Chúng ta vẫn đảm bảo dự trữ quốc gia, đồng thời vẫn tận dụng được việc giá gạo thế giới tăng và đảm bảo được nguồn lợi đó cho doanh nghiệp, cho người dân, vốn đang chịu tác động của hậu COVID-19 cùng hàng loạt khó khăn như độ trễ, hợp đồng xáo trộn…

Năm nay, với điều kiện tốt hơn thì việc đạt được những điều trên là hoàn toàn khả thi", TS. Võ Trí Thành bày tỏ sự lạc quan.

Đối với doanh nghiệp, vấn đề của thị trường gạo hiện nay là thời điểm: thời điểm đàm phán, thời điểm ký kết hợp đồng, thời điểm thu mua từ người nông dân…bởi giá gạo thay đổi từng ngày và bên nào cũng muốn hưởng lợi lớn nhất trong kinh doanh.

"Tuy vậy, cần hết sức chú trọng tăng cường tính linh hoạt trong việc ký kết các hợp đồng, tránh để xảy ra tranh chấp, đánh mất uy tín trên thị trường", ông Thành nhấn mạnh.

Việt Nam cần làm gì để nắm bắt cơ hội "vàng"?

Trả lời VTC News, GS Võ Tòng Xuân nhận định, việc thế giới thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo chính là cơ hội tốt cho người dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng, nông dân cả nước nói chung nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác diện tích đất đang có bằng việc thâm canh tăng vụ, đồng thời vẫn phải đảm bảo quy trình trồng lúa chất lượng, an toàn theo tiêu chuẩn đặt ra.

Chỉ tính riêng khu vực đồng bằng Sông Cửu Long hiện có khoảng 1,5 triệu ha đất trồng lúa. Bình thường chúng ta sản xuất 2 vụ, nếu cần thiết thì sản xuất 3 vụ, thậm chí là 4 vụ, tức là tăng gấp đôi diện tích và sản lượng lúa gạo. Diện tích 1,5 triệu ha này là diện tích sản xuất tốt, luôn luôn có nước ngọt.

Nếu đứng trước cơ hội xuất khẩu lớn thì chúng ta có thể thông tin với các doanh nghiệp, với nông dân để thâm canh triệt để, tức là làm 4 vụ để nâng cao năng suất lúa gạo”, ông Xuân nói.

Ông Xuân tính toán: Nếu thực hiện đúng quy trình 4 vụ sẽ trồng được 6 triệu ha, trong đó mỗi ha năng suất thấp nhất là 5 tấn thóc, chưa kể đến có thể đạt sản lượng tới 8 - 10 tấn/ha. Với tiềm năng này thì đây là điều kiện tốt cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất để xuất khẩu, tăng thu nhập cho người nông dân sản xuất lúa gạo.

Tuy vậy, theo ông Xuân, việc sản xuất như thế nào cũng cần phải tính toán để không bị rơi vào khủng hoảng thừa vì một số nước khác rất có thể cũng nhân cơ hội này để thâm canh tăng vụ.

Cùng với đó, Việt Nam cần nâng cao hơn nữa chất lượng gạo và chủ động đưa ra giá bán nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chứ không chỉ mãi chạy theo giá của thế giới.

Về mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu gạo nhưng không để rơi vào khủng hoảng thiếu lương thực trong nước, GS Võ Tòng Xuân cho rằng điều này không quá lo vì cơ quan quản lý đã nắm được lượng gạo mà nhu cầu trong nước cần sử dụng là bao nhiêu để yêu cầu tích trữ.

Cùng với đó, chỉ trong 3,5 tháng là chúng ta lại bắt đầu một mùa thu hoạch mới, cho nên dù tăng cường xuất khẩu gạo nhưng cũng không lo bị thiếu", GS Võ Tòng Xuân nhận định.

Theo vtcnews.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Trải qua vô số thăng trầm và biến thiên của lịch sử, vàng vẫn có những lợi thế như là một công cụ phòng ngừa lạm phát đáng tin cậy, hiếm và hữu hạn cũng như có mối tương quan tương đối thấp với các tài sản khác.

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Trước thông tin này, nhiều cán bộ, công chức, viên chức rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, lương chưa tăng nhưng giá các mặt hàng thiết yếu đã có xu hướng tăng.

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu sẽ tăng thêm 30%; lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Đợt cải cách tiền lương này được rất nhiều công chức, viên chức, người nghỉ hưu trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi sát tình hình, tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ “kỳ nghỉ du lịch”, trên cơ sở đó kiến nghị Chính phủ các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Quỹ điều tiết can thiệp hành chính và làm méo mó thị trường. Ngay chính mục tiêu ổn định giá, thì nhiều thời điểm cũng không đạt được. Khi giá thế giới tăng cao quá, có thời điểm quỹ được xả rất lớn, giữ cho giá trong nước thấp. Thế nhưng giá xăng dầu giảm thì giá trong nước lại giảm rất ít.

fb yt zl tw