Bài 2: “Hạt giống quý” gieo trên vùng đất khó

Thắp lửa giữa mây ngàn

LCĐT - Trong hành trình đến thôn, bản vùng cao kiếm tìm và lắng nghe những đổi thay trong việc suy tôn người có uy tín, chúng tôi nhận thấy một điểm chung, đó là chuyện vui đều đến từ cộng đồng dân cư sinh sống trên những vùng đất khắc nghiệt và khốn khó, từng một thời là “vùng trũng” của đói nghèo và lạc hậu. Vậy khe sáng mà cộng đồng hé mở được bắt đầu từ đâu và vì sao?

Bài 1: Chuyện chưa từng có

Tới giờ, chị Ma Phủ Lìn ở thôn Sín Pao Chải, xã Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương) vẫn nhớ về cuộc họp thôn suy tôn người có uy tín hồi năm 2019. Khi nghe tin già làng Ma Sử Pao nói lời chia tay với công việc của người có uy tín bao năm qua, chị và bà con đều thấy buồn và hụt hẫng. Nhưng rồi mọi người cũng hiểu và cảm thông, bởi không ai có thể gánh mãi trọng trách ấy, nhất là khi già làng Pao tuổi đã cao, sức đã yếu. Tất cả dồn vào nỗi băn khoăn: Giờ biết tìm ai?

Tìm một người cao tuổi như già làng Pao thì liệu còn mấy người đủ sức khỏe, kinh nghiệm để cáng đáng và làm trong bao lâu? Trong số những người trung niên cũng chưa thực sự có ai nổi bật để giữ vai trò này. Thế rồi, giữa nhiều ý kiến thảo luận ngày hôm đó, bà con tìm ra hai thanh niên thế hệ 9X với đầy triển vọng.

Hồng Sín Khái nổi bật là một thanh niên được học hành, luôn gần gũi, hòa đồng và đầy khao khát, nghị lực vươn lên, có thể trở thành người để dân bản gửi gắm niềm tin và kỳ vọng. Bà con nhìn thấy ở Hồng Sín Khái những tố chất, tiêu chuẩn về người có uy tín đầy triển vọng. Anh là một trong số ít thanh niên của thôn hoàn thành chương trình THPT, hiện đang là “hạt giống đỏ” của chi bộ và cũng là người đầu tiên mạnh dạn đưa cây trồng mới về đất Sín Pao Chải. Đó là trồng rừng, 2 ha sa nhân và hơn 300 gốc xoài Đài Loan. Ngoài ra, anh  Khái cũng thành lập một đội xây dựng gồm 7 người trong thôn để tìm việc làm, kiếm thêm thu nhập. Chàng thanh niên trẻ này còn được dân bản quý mến vì lối sống gần gũi, trách nhiệm, nhanh nhẹn, tháo vát trong các công việc chung.

Vừa học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, Hồng Sín Khái vừa đi đầu trong phát triển kinh tế ở Sín Pao Chải.
Vừa học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, Hồng Sín Khái vừa đi đầu trong phát triển kinh tế ở Sín Pao Chải.

Còn ở thôn Hồng Ngài cao vời vợi giữa núi non, Vàng A Sáo được xem như “ngọn lửa đỏ” thắp lên những hy vọng vào sự đổi thay cho vùng đất “thâm sơn cùng cốc” của xã Y Tý (huyện Bát Xát). Vàng A Sáo là con ông Vàng A Dùa, nguyên Bí thư Chi bộ thôn Hồng Ngài. Mấy năm qua, Vàng A Sáo là đảng viên trẻ được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân tin tưởng bầu làm Bí thư Chi bộ. Vàng A Sáo không chỉ hơn bố là được học hành đầy đủ mà còn có những suy nghĩ mới, cách làm mới trong phát triển kinh tế.

Đến Hồng Ngài, chỉ cần nghe chuyện Vàng A Sáo “mở đường” giúp bà con người Mông thoát nghèo cũng đủ hiểu vì sao đồng bào Mông nơi đây lại đặt niềm tin, hy vọng vào chàng trai trẻ. Vàng A Sáo không làm giàu từ cây thảo quả, trồng ngô vì thu nhập không ổn định, ảnh hưởng tới rừng, anh mạnh dạn thử nghiệm trồng hoàng sin cô. Năm 2020, anh Sáo vận động bà con trong thôn cùng trồng loại cây này, thu hoạch được khoảng 70 tấn củ, bán được 500 triệu đồng, giúp 10 hộ thoát nghèo. Năm 2021, đồng bào mở rộng diện tích với 15 ha, cho thu 150 tấn củ.

Thời gian gần đây, Vàng A Sáo cùng với Trưởng thôn trẻ Vàng A Sáu (sinh năm 1997) vận động thêm 3 thanh niên khác là Lý A Sì, Vàng A Trẻ, Vàng A Giống cùng vay 500 triệu đồng để mua gần 20 con ngựa nuôi theo hướng phát triển hàng hóa. Riêng gia đình Vàng A Sáo hiện có 8 con trâu, 7 con ngựa, thu nhập hằng năm trên 200 triệu đồng.

Trong số những đổi thay về việc suy tôn người có uy tín hôm nay, chúng tôi được nghe tâm sự của chính những “cây cao bóng cả” một thời. Giữa làn khói thuốc lào trắng như sương trên đỉnh núi Nhìu Cồ San, nghệ nhân ưu tú Ly Seo Chơ, 77 tuổi ở thôn Lao Chải nheo nheo đôi mắt kể: Cuộc đời tôi gắn liền với rẻo cao Y Tý. Như một điều ăn sâu vào nhận thức, từ bao đời nay, người có uy tín ở chốn này đều là người cao tuổi. Khi người cao tuổi này không thể đảm đương thì bà con lại tìm người khác để thay nhưng độ tuổi cũng không còn trẻ. Tôi là người có uy tín khi tuổi cũng đã cao. Sau bao năm được bà con suy tôn, giờ tuổi tôi đã cao, sức yếu, đi lại khó khăn, lại không biết sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, tham gia công tác xã hội sẽ không bằng lớp trẻ. Người già qua rồi, lớp trẻ phải đứng lên. Tôi tin tưởng những đảng viên trẻ ở Y Tý được bà con suy tôn là người có uy tín sẽ giúp Nhân dân biết áp dụng khoa học - kỹ thuật phát triển sản xuất, phát triển du lịch để cuộc sống ấm no hơn.

Từ những điều được nghe, được thấy, chúng tôi hình dung về con đường vô hình trong nhận thức của người dân đã được mở lối ở rẻo cao. Những người có uy tín tuổi cao đã “mở đường” để lớp trẻ có cơ hội tiến lên. Ngay cả chính những người trẻ tuổi được suy tôn cũng “mở đường” cho chính mình và lớp người kế cận.

Từ câu chuyện của người Hà Nhì, Phù Lá, một số cộng đồng khác cũng bắt đầu thay đổi. Những cái tên thuộc thế hệ 8X, 9X dần xuất hiện nhiều hơn trong danh sách người có uy tín. Người Mông có thể kể đến Vàng Seo Pao (thôn Lùng Sán Chồ, xã Dìn Chin, huyện Mường Khương), Tráng A Dìn (thôn Ngải Phóng Chồ, xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai); Sùng A Sáng (thôn Kin Sáng Hồ, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát). Cộng đồng người Dao ở thôn Pèng, xã Tả Phời, thành phố Lào Cai có Chảo Ông San. Cộng đồng người Tày ở Văn Bàn có sự xuất hiện của Nguyễn Thị Thủy (thôn Ngầu 3, xã Võ Lao)…

Hầu hết họ đều là đảng viên trẻ, quần chúng ưu tú đang gánh vác những công việc quan trọng của thôn, bản như bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận nơi mình sinh sống.

Bước chuyển trong việc trẻ hóa đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lào Cai bắt đầu từ khoảng 5 năm trở lại đây, trong đó, thế hệ 9X bắt đầu ghi danh từ cách đây 3 năm. Ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho rằng, việc trẻ hóa đội ngũ người có uy tín là một xu thế tất yếu trong sự phát triển của xã hội. Tại những nơi khó khăn lại càng đòi hỏi sự phân công xã hội một cách rõ ràng, vai trò và trọng trách của người có uy tín đặt ra ngày càng cao để đáp ứng được nguyện vọng, mong muốn mà cộng đồng gửi gắm.

Ví như trước đây, người có uy tín thường là trụ cột trong đời sống tinh thần, có vốn tri thức bản địa sâu rộng, am hiểu đời sống và bản sắc văn hóa của đồng bào, biết phân tích phải, trái, đúng, sai để cân bằng các mối quan hệ trong xã hội. Vậy nên phần lớn họ là những người cao tuổi, là thầy mo, thầy cúng.

Thế nhưng hiện nay, cuộc sống ở vùng thấp và vùng cao đã có nhiều đổi thay, đặt ra một số yêu cầu, tiêu chuẩn khác đối với người có uy tín như sự nhanh nhạy, sức khỏe tốt, đi đầu trong nêu gương, biết sử dụng phương tiện và công nghệ thông tin. Một số người cao tuổi được suy tôn khi xưa giờ không đảm bảo về sức khỏe, khó khăn trong việc di chuyển, một số ít người không biết chữ nên việc truyền tải thông tin và tham gia các công việc chung của cộng đồng bị hạn chế.

Từ thực tế hiện nay và thông qua hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa người có uy tín ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, có thể thấy, Lào Cai có đội ngũ uy tín đang ngày càng trẻ hóa. Đặc biệt, những người trẻ này đến từ những cộng đồng dân tộc thiểu số, sinh sống ở những nơi đặc biệt khó khăn là minh chứng rõ nét cho sự đổi thay tích cực. Chính từ những nơi xa xôi, hẻo lánh nhất, khắc nghiệt và khó nghèo nhất đã xuất hiện những điểm sáng đầu tiên. Sự chuyển biến trong ý thức hệ của cộng đồng đã mở ra con đường mới phù hợp với sự phát triển của xã hội.

-------------------

Bài cuối: Xứng đáng với niềm tin

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo Yên

Đồng chí Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo Yên

Chiều 26/4, đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Bảo Yên đã tới thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và các ông, bà từng tham gia dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện đang sống tại huyện Bảo Yên.

HĐND tỉnh thực hiện 5 cuộc giám sát chuyên đề các nội dung cử tri quan tâm trong tháng 4/2024

HĐND tỉnh thực hiện 5 cuộc giám sát chuyên đề các nội dung cử tri quan tâm trong tháng 4/2024

Trong tháng 4/2024, Thường trực, các ban, tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tiến hành 6 cuộc giám sát, trong đó có 5 cuộc giám sát chuyên đề; tính từ đầu năm đến nay đã có 15 cuộc giám sát, khảo sát được HĐND tỉnh thực hiện, trong đó có 7 cuộc giám sát chuyên đề, tập trung vào các lĩnh vực, nội dung nhiều cử tri quan tâm.

Chiến dịch tiễu phỉ sau giải phóng Lào Cai

Chiến dịch tiễu phỉ sau giải phóng Lào Cai

Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng (năm 1950), dưới sự bảo trợ của Mỹ, Pháp đã tung lực lượng vào địa bàn để gây phỉ nhằm phá hoại cách mạng nước ta. Đặc biệt, khi quân và dân ta mở chiến dịch vận chuyển lực lượng, hậu cần, vũ khí cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, địch đã sử dụng phỉ với vai trò chặn đường tiếp ứng.

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) và phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.

Thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên trong ánh ban mai.

Kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Bảo Yên (22/4/1947 - 22/4/2024) Bảo Yên: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Để hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong năm 2024 tăng tốc, Đảng bộ huyện Bảo Yên đã xác định vận dụng sáng tạo 5 phương thức lãnh đạo của Đảng vào thực tiễn.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Chiều 17/4, tại trụ sở Tỉnh ủy, dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên về kết quả triển khai Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là những hạt nhân trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Huyện Si Ma Cai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ này đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng.

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị đưa ra nhiều luận thuyết, quan điểm khác nhau tiến công Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì vậy, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, giữ vững bản chất khoa học, cách mạng lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình hiện nay có ý nghĩa cấp thiết.

fb yt zl tw