Bài 1: Chuyện chưa từng có

Thắp lửa giữa mây ngàn

Thắp lửa giữa mây ngàn ảnh 1

LCĐT - Lào Cai - miền đất đa sắc màu với 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Vượt qua những rào cản, lối mòn ăn sâu trong nhận thức, cộng đồng dân tộc thiểu số đã viết nên câu chuyện chưa từng có ở rẻo cao. Đó là chuyện về những đảng viên người dân tộc thiểu số trẻ tuổi được suy tôn trở thành người có uy tín, là “cánh chim đầu đàn” mới mang đầy khát vọng vượt gió, sương nơi đại ngàn Tây Bắc.

Bao đời nay, trong đời sống của đồng bào vùng cao Lào Cai nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung đều có bóng hình của những già làng, trưởng bản, thầy mo, thầy cúng cao tuổi. Bằng vốn sống dày dặn, tình yêu quê hương, dân tộc thiết tha và niềm tin được trao gửi của lớp lớp thế hệ, họ trở thành điểm tựa, người có uy tín đại diện cho tiếng nói của một cộng đồng. Vậy nhưng, hôm nay, trong một số cộng đồng dân tộc thiểu số đã xuất hiện những người có uy tín tuổi đời còn rất trẻ. Họ như những ngọn lửa mới rực cháy được thắp lên giữa mây ngàn.

Trời đã chớm thu nhưng ở Y Tý, huyện Bát Xát - nơi có độ cao khoảng 2.000 m so với mực nước biển, lúa trên những tràn ruộng bậc thang mới trổ đòng và còn xanh mướt. Đã hẹn từ trước, anh Phu Che Thó, cán bộ văn hóa xã Y Tý cùng với Phà Ta Có, Trưởng thôn Mò Phú Chải đưa chúng tôi tìm gặp nhân vật đặc biệt ở miền đất còn có tên là “xứ mưa” này.

Mò Phú Chải là một trong những thôn đẹp nhất của xã Y Tý. Nhìn từ trên cao xuống có thể thấy bản làng của đồng bào Hà Nhì với ngôi nhà đất như những cây nấm khổng lồ, phía xa xa là xóm của người Mông dưới chân dãy núi Nhìu Cồ San sừng sững. Thôn ở vị trí cao, quanh năm gió sương lồng lộng, mùa đông thường có tuyết rơi.

Đến Mò Phú Chải hôm nay thật dễ dàng bởi đường bê tông vào tận xóm, chỉ còn đoạn đường trục chính của thôn thuộc Tỉnh lộ 156 bị xuống cấp chưa được sửa sang lại. Bên hiên ngôi nhà đất, một chàng trai trẻ chỉ chừng 30 tuổi đang ngồi đùa vui với con gái nhỏ và pha sẵn ấm trà đợi khách. Nghe Trưởng thôn Mò Phú Chải giới thiệu đó là Phu Xuy Có, dân tộc Hà Nhì, sinh năm 1991, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Mò Phú Chải, cũng là người có uy tín của thôn, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng.

Rẻo cao Y Tý là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số.
Rẻo cao Y Tý là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số.

Từng đi nhiều thôn, bản ở vùng cao, người có uy tín mà chúng tôi gặp thường là những già làng, trưởng bản, thầy mo, thầy cúng cao tuổi, những “cây cao, bóng cả” của thôn. Nhìn chàng thanh niên trẻ này, chúng tôi nghi hoặc.

Trả lời cho sự hoài nghi này, Phu Xuy Có cười khẳng định: Đây đúng là chuyện khó tin ở Y Tý vào thời điểm năm 2018. Khi đó, tôi 27 tuổi, cũng là năm thứ 4 làm Trưởng thôn Mò Phú Chải. Trong cuộc họp thôn tôi đã được bà con suy tôn làm người có uy tín. Đến năm 2019, tôi không làm trưởng thôn nữa chuyển sang làm Trưởng Ban công tác mặt trận thôn và vẫn được bà con tin tưởng bầu làm người có uy tín. Vậy là đến nay, tôi làm người có uy tín ở Mò Phú Chải gần 4 năm rồi.

Người Hà Nhì chỉ sinh sống ở một số xã vùng cao của huyện Bát Xát như Y Tý, A Lù, Trịnh Tường, Nậm Pung và là một trong những dân tộc ít người. Cũng vì sống ở nơi xa xôi, gian khó, người Hà Nhì có tính cộng đồng rất cao. Khi trong thôn có việc quan trọng không thể thiếu tiếng nói của những già làng, trưởng bản là người có uy tín.

Việc bà con Hà Nhì phá bỏ nếp nghĩ xưa cũ, mạnh dạn suy tôn một trưởng thôn tuổi ngoài đôi mươi trở thành người có uy tín cho cả cộng đồng quả thực là chuyện chưa có tiền lệ. Điều đó còn hiếm gặp hơn việc mặt trời rực rỡ xuất hiện giữa mùa đông dằng dặc sương mù trên đỉnh trời Y Tý.

Cứ ngỡ Phu Xuy Có là trường hợp đặc biệt, nhưng chúng tôi càng bất ngờ hơn khi anh Phu Che Thó, cán bộ văn hóa xã Y Tý cho hay: Xã Y Tý có 12 người có uy tín thuộc các dân tộc Hà Nhì, Mông, Dao ở 12 thôn, bản. Trước đây, tuyệt đại đa số người có uy tín là những người trung tuổi đến cao tuổi. Từ năm 2018, khi xã Y Tý tiến hành sáp nhập một số thôn, bản và bầu lại người có uy tín trong cộng đồng thì xuất hiện những nhân tố mới.

Vàng A Sáo (bên trái), Bí thư Chi bộ thôn, người có uy tín trẻ tuổi trong cộng đồng người Mông ở Hồng Ngài.
Vàng A Sáo (bên trái), Bí thư Chi bộ thôn, người có uy tín trẻ tuổi trong cộng đồng người Mông ở Hồng Ngài.

Ngoài Mò Phú Chải thì ở Hồng Ngài - thôn xa nhất, cách trung tâm xã Y Tý gần 20 km, địa bàn sinh sống của người Mông cũng xuất hiện một người có uy tín thế hệ 9X. Đó là Vàng A Sáo, Bí thư Chi bộ thôn Hồng Ngài. Ở chốn xa xôi, heo hút bậc nhất Y Tý ấy, chuyện một thanh niên mới ngoài 30 tuổi được suy tôn làm người có uy tín đại diện cho tiếng nói của dân bản là chuyện xưa nay hiếm trong cộng đồng người Mông nơi tận cùng biên giới.

Thời điểm này, vùng đất Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương), nắng vàng như rót mật, nhuộm óng những triền núi. Ở xứ sở thừa đá, thiếu nước này, từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc với tình yêu quê hương thiết tha đã cùng nhau vượt lên nghịch cảnh, đoàn kết một lòng xây dựng cuộc sống ấm no. Về Tả Gia Khâu hôm nay, chúng tôi được nghe chuyện vui từ một tộc người nguyện “ăn đời ở kiếp” với rẻo đất này và cũng là minh chứng rõ nét cho những đổi thay tạo thành bước ngoặt lớn.

Một góc thôn Sín Pao Chải, xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương.
Một góc thôn Sín Pao Chải, xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương.

Ngày đất khát, những mái nhà ở thôn Sín Pao Chải trơ trọi dưới nắng gắt. Cái nóng hầm hập bủa vây, phả sự ngột ngạt vào không khí ngay cả khi chúng tôi ngồi trong căn nhà xây chờ chủ nhân của căn nhà là Hồng Sín Khái trở về. Độ chừng ít phút sau, anh Khái xuất hiện với tiếng cười giòn: “Nay một hộ trong thôn có việc, tôi qua giúp từ sớm”.

Không phải trưởng thôn hay bí thư chi bộ, nhưng dường như trong những công việc riêng, chung của thôn, anh Khái đều có mặt. Ở tuổi 31, Hồng Sín Khái trông trẻ hơn so với tuổi. Ấy vậy mà chàng trai này lại là người có tiếng nói trong thôn khi đã bước sang năm thứ 3 được suy tôn là người có uy tín ở Sín Pao Chải, thôn nhỏ với 100% đồng bào Phù Lá.

Từ năm 2019, Hồng Sín Khái (bên trái) bắt đầu tham gia công tác xã hội với vai trò là người có uy tín trẻ tuổi trong cộng đồng người Phù Lá.
Từ năm 2019, Hồng Sín Khái (bên trái) bắt đầu tham gia công tác xã hội với vai trò là người có uy tín trẻ tuổi trong cộng đồng người Phù Lá.

Vui vẻ trò chuyện trong căn nhà, ông Hồng Sào Lìn, bố của Hồng Sín Khái năm nay 73 tuổi vẫn nhớ như in cuộc họp thôn đặc biệt trong đời mình cách đây 3 năm về trước. Tại cuộc họp ấy, bà con dân bản nghe lời chia tay của già làng Ma Sử Pao với vai trò là người có uy tín nhiều năm trong cộng đồng Phù Lá. Sau khi trải lòng về việc sức khỏe ngày càng yếu khi tuổi đã cao, không thể đi lại nhiều, lại thêm việc không biết chữ khiến ông luôn trăn trở vì gánh vai trò là người có uy tín trong thôn, già làng Pao mong bà con sáng suốt lựa chọn cá nhân khác để thay thế vị trí của mình. Sau một hồi họp bàn, xin ý kiến, 2 cái tên được bà con đề cử xuất hiện là Hồng Sín Khái (sinh năm 1991) và Giàng Chúng Dìn (sinh năm 1990). Với 70% ý kiến đồng ý tại cuộc họp, Hồng Sín Khái trở thành người có uy tín trẻ nhất từ trước tới nay ở Sín Pao Chải.

Ông Hoàng Sảo Chấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Gia Khâu nói rằng: Năm đó, người Phù Lá ở chốn này đã thực sự làm nên một đổi thay tựa như “địa chấn”, bởi không chỉ Sín Pao Chải mà ở Lao Tô Chải cũng tìm được một người có uy tín trẻ tuổi, nhiệt tình. Đó là Goàng Sào Tờ, Bí thư Chi bộ thôn.

Trong số 3 cái tên được đưa ra để bình xét, lựa chọn để trở thành người có uy tín của thôn Lao Tô Chải năm đó, Goàng Sào Tờ (sinh năm 1988) là người ít tuổi nhất nhưng lại nhận được số phiếu tán thành ở mức cao nhất, với 90%. Từ đó đến nay, anh Tờ trở thành người có uy tín trẻ nhất ở Lao Tô Chải, thay già làng Giàng Mìn Lẻng gánh vác trọng trách và niềm tin mà đồng bào gửi gắm.

Thắp lửa giữa mây ngàn ảnh 10

Ở miền đất khát Tả Gia Khâu, cộng đồng Phù Lá là một phần dân cư cùng chung sống với đồng bào các dân tộc như Thu Lao, Pa Dí, Mông, Nùng… Trước Hoàng Sín Khái, Goàng Sào Tờ, đồng bào Phù Lá ở chốn này hay nói rộng hơn là trong cộng đồng dân cư toàn xã đã quen với hình ảnh những người có uy tín cao tuổi cần mẫn, miệt mài, được dân bản yêu quý nhờ lối sống chuẩn mực. Sự xuất hiện của những thanh niên thuộc thế hệ 8X, 9X đại diện cho tiếng nói của cộng đồng là điều chưa từng có, đánh dấu bước ngoặt lớn.

Cơn “địa chấn” mà người Phù Lá ở Tả Gia Khâu tạo ra hay chuyện lạ ở xứ mưa Y Tý đến nay vẫn được cộng đồng các dân tộc nhắc đến. Vậy những người có uy tín trẻ tuổi ở vùng cao đã làm gì để bà con tin tưởng và mang lại sự đổi thay? Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập ở bài viết sau.

Bài 2: “Hạt giống quý” gieo trên vùng đất khó

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên trong ánh ban mai.

Kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Bảo Yên (22/4/1947 - 22/4/2024) Bảo Yên: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Để hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong năm 2024 tăng tốc, Đảng bộ huyện Bảo Yên đã xác định vận dụng sáng tạo 5 phương thức lãnh đạo của Đảng vào thực tiễn.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Chiều 17/4, tại trụ sở Tỉnh ủy, dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên về kết quả triển khai Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là những hạt nhân trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Huyện Si Ma Cai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ này đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng.

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị đưa ra nhiều luận thuyết, quan điểm khác nhau tiến công Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì vậy, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, giữ vững bản chất khoa học, cách mạng lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình hiện nay có ý nghĩa cấp thiết.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

fb yt zl tw