Tháo gỡ khó khăn thực hiện các dự án của Công ty Apatit Việt Nam

Những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng triển khai các dự án của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit Việt Nam) có nguy cơ dẫn đến không đủ nguồn nguyên liệu quặng cấp cho các nhà máy hóa chất trong tỉnh và trong Tập đoàn Hóa chất, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, giá thành, xáo trộn thị trường phân bón, phốt pho.

Vướng mặt bằng, nhiều dự án dậm chân tại chỗ

Đó là tình cảnh chung của các dự án lớn đang được Công ty Apatit Việt Nam triển khai suốt thời gian qua. Điểm tên cho chúng tôi các dự án này, cán bộ ban quản lý dự án của công ty lắc đầu ngao ngán: "Lẽ ra thời điểm này, nhiều dự án đã phải hoàn thành và phát huy hiệu quả, tuy nhiên thực tế do nhiều nguyên nhân có những nội dung loay hoay cả năm trời không giải quyết được".

baolaocai_ap (3).jpg

Dự án khai trường 10 là một ví dụ. Theo báo cáo của Công ty Apatit Việt Nam, dự án này đã được UBND tỉnh cho thuê đất năm 2002, Sở Tài nguyên và Môi trường hợp đồng thuê đất cùng thời điểm. Hằng năm, công ty vẫn nộp tiền thuê đất theo diện tích được thuê. Thời điểm thuê đất theo Luật Đất đai 1993, sản xuất tới đâu giải phóng mặt bằng tới đó.

Năm 2017, công ty tiếp tục hợp đồng với Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Lào Cai triển khai giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại (gần 30 ha) thì UBND thành phố không thu hồi đất với lý do đất đã được thuê. Theo Luật Đất đai năm 2013, giải phóng mặt bằng xong mới được thuê đất.

Trong khai trường, 29 hộ ở thôn Dạ 1, xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) đã được hỗ trợ bồi thường năm 2004 và UBND thành phố đã có quyết định, thông báo thu hồi đất nhưng hiện nay các hộ dân vẫn thường xuyên ra cản trở sản xuất của công ty với lý do chưa được bồi thường về đất lâm nghiệp chưa có giấy tờ (thực tế là đất nương đồi trồng trẩu, một số cây ngắn ngày và thời điểm năm 2004, UBND thành phố phê duyệt kinh phí, đối với đất rừng sản xuất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không được bồi thường về đất, chỉ được hỗ trợ bồi thường về cây cối, hoa màu trên đất, trên cơ sở xác nhận hộ khẩu sinh sống trên địa bàn của chính quyền địa phương).

Năm 2015, do các hộ cản trở sản xuất, UBND thành phố đã tổ chức tiếp xúc, đối thoại đối với các hộ này và thống nhất hỗ trợ 2.700 đồng/m2 (tương đương 1 m2 ngô) cho các hộ có trong danh sách thu hồi đất năm 2004 nhưng không được bồi thường đất. Các hộ đã nhận tiền nhưng đến thời điểm 2023 lại tiếp tục chặn đường, cản trở sản xuất của công ty, đòi bồi thường về đất.

baolaocai_ap (2).jpg

Đối với dự án khai trường Mỏ Cóc, bãi thải khai trường có nguy cơ mất an toàn nên năm 2014, công ty có báo cáo và đề nghị UBND tỉnh cho thống kê, bồi thường cho các hộ sống kề bãi thải. UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo UBND thành phố triển khai nhưng do trong khu vực ảnh hưởng có 1 hộ không đồng thuận và yêu cầu bồi thường theo thỏa thuận nên không triển khai giải phóng mặt bằng được.

Năm 2020, công ty báo cáo và được UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thống kê, bồi thường cho hộ sống gần kề bãi thải khai trường Mỏ Cóc do nguy cơ mất an toàn rất cao. UBND thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Lào Cai thống kê bồi thường nhưng hộ này vẫn không đồng ý, tiếp tục đòi bồi thường theo thỏa thuận.

Trong thời gian công ty xin giới thiệu địa điểm và điều chỉnh chủ trương đầu tư thì cuối năm 2021 xảy ra hiện tượng sạt sụt bãi thải khai trường Mỏ Cóc ảnh hưởng đến ao cá và một số tài sản hoa màu của người dân. Công ty đã phối hợp với UBND thành phố hỗ trợ ảnh hưởng thiệt hại thủy sản với số tiền 2,4 tỷ đồng, gia đình đã nhận tiền; đồng thời ra quyết định hỗ trợ bồi thường cây cối, hoa màu, tài sản đã bị vùi lấp theo đơn giá của UBND tỉnh nhưng gia đình không nhất trí.

Hiện nay, bãi thải tiếp tục có nguy cơ mất an toàn rất cao, có nguy cơ sạt sụt tiếp bất cứ lúc nào, trong khi gia đình trên không hợp tác để triển khai thống kê bồi thường giải phóng mặt bằng.

Tại dự án khai trường Ngòi Đum - Đông Hồ, hiện nay công ty phải điều chỉnh chủ trương lần thứ 3 do trùng với 1 dự án khác. Sở Kế hoạch và Đầu tư đang xin ý kiến các sở, ban, ngành, do đó chưa triển khai giải phóng mặt bằng được. Ngoài ra, tại dự án bãi thải 3, Nhà máy Tuyển Tằng Loỏng, hiện còn 2 hộ chưa đồng ý với giá trị bồi thường, UBND xã Phú Nhuận đã trình UBND huyện Bảo Thắng hồ sơ cấp đất tái định cư cho 15 hộ nhưng việc giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất chậm.

Nguy cơ thiếu nguồn nguyên liệu quặng cho các nhà máy

Theo Công ty Apatit Việt Nam, việc giải phóng mặt bằng, giao đất tái định cư chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ khai thác sản xuất, phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, gia hạn giấy phép khai thác, gây tâm lý mất niềm tin trong Nhân dân khi dự án được công bố nhưng không triển khai…

baolaocai_ap (4).jpg

Cùng với đó, nguy cơ trực tiếp là không đủ nguồn nguyên liệu quặng cấp cho các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất trong tỉnh và trong Tập đoàn Hóa chất, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, giá thành, xáo trộn thị trường phân bón, phốt pho… và ảnh hưởng đến thu nhập của gần 2.000 công nhân, người lao động trong công ty cùng hàng nghìn lao động trong tập đoàn do phải dừng sản xuất…

Công ty Apatit Việt Nam đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh vận động, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, bồi thường và hỗ trợ, tái định cư cũng như mục đích, ý nghĩa của dự án tới các đối tượng có đất bị thu hồi.

Để tháo gỡ khó khăn, Công ty Apatit Việt Nam đã báo cáo và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ. Cùng với đó, tiếp tục bám sát và đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết các thủ tục pháp lý vướng mắc đất rừng tự nhiên tại khai trường 19; vướng mắc trong quy định đất đã được thuê nhưng chưa giải phóng mặt bằng sạch (khai trường 10); quy hoạch dân cư của thành phố trùng với quy hoạch hoạt động khoáng sản (khai trường Ngòi Đum - Đông Hồ, khai trường Cam Đường 2).

Công ty chủ động phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh vận động, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, bồi thường và hỗ trợ, tái định cư cũng như mục đích, ý nghĩa của dự án tới các đối tượng có đất bị thu hồi. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ quy trình công khai, minh bạch và đối thoại với các đối tượng bị thu hồi đất để thuyết phục, khắc phục thiếu sót nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thắc mắc, khiếu kiện của người có đất bị thu hồi, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án được giao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw